3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH PCS
3.2.4 Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm sốt được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra.
Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm sốt được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.4.1 Quản lý giá vốn hàng bán
Có thể thấy công ty PCS Hải Dương đang phải đối mặt với tình trạng mất kiểm sốt trong quản lý giá vốn hàng bán khiến tổng chi phí giá vốn ngày càng có xu hướng tăng, đe dọa trực tiếp tới dịng doanh thu của cơng ty. Do đó, để cải thiện tình hình trên, cơng ty cần:
+ Quản lý tốt hàng tồn kho, lập kế hoạch và xác định lượng hàng tồn kho tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong q trình lưu trữ và xử lý hàng hóa, thành phẩm. Kiểm kê chi tiết hóa đơn, chứng từ, biên bản kiểm kê thường xuyên và sát sao nhằm tránh hàng hóa kém chất lượng đồng thời phát hiện những sai lệch nhằm nhanh chóng khắc phục.
+ Hệ thống các chi phí phát sinh định kỳ và thường xuyên hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tình trạng hỏng hoặc vượt mức giới hạn kho tránh thua lỗ và đảm bảo chất lượng sản phẩm
+ Ngồi ra, cơng ty cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí phục vụ sản xuất như: chi phí điện, nước.. nhằm mục đích vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tránh lãng phí, tiết kiệm. Hoạt động này nên thực hiện theo các giai đoạn dần dần nhằm thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhân viên và giảm thiểu những ý kiến khơng hài lịng từ chính nhân viên lao động.
3.2.4.2 Quản lý chi phí bán hàng
Hiện nay, điểm yếu trong công tác bán hàng của công ty là hoạt động Marketing. Công ty chủ yếu sử dụng những cách tiếp cận thông thường thông qua các đơn vị lớn. Điều này cho thấy hoạt động marketing trong bán hàng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, để cải thiện tình hình cơng ty cần:
+ Thay đổi mẫu mã của hàng hóa sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Các mẫu mã mới phải được thiết kế dựa trên kết quả kiểm định thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng và phát triển các chiến dịch quảng cáo ngắn, trung và dài hạn nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau bằng nhiều hình thức như khuyến mãi, chiết khấu...
+ Tìm kiếm và khảo sát nhu cầu khách hàng và có kế hoạch phù hợp dựa vào nội lực vốn có của doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm mới ra thị trường thay vì đưa ra ồ ạt các sản phẩm gây lãng phí và khơng đảm bảo chất lượng của các sản phẩm cũ.
+ Hiện nay, cơng ty chưa có phịng ban có chức năng nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đề xuất chính sách kinh doanh, đặt mục tiêu, đề xuất chiến dịch PR, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Do đó, cơng ty nên bổ sung chức năng này vào hệ thống quản lý của cơng ty nhằm có những chính sách phù hợp cho từng giai đoạn của doanh nghiệp.
+ Ngoài các biện pháp kể trên điều quan trọng nhất của công ty vẫn cần giữ vững và phát huy hình ảnh của DN. Đây là yếu tố cốt lõi trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Để làm được điều này, trước tiên công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm song song với hoạt động xúc tiến bán và chiến lược giá cả hợp lý khác nhằm tăng sức cạnh tranh và gây dựng lại chỗ đứng trên thị trường.
3.2.4.3 Quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
Như kết quả của chương 2 có thể thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty PCS Hải Dương đang rất lớn trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và là một trong những ngun nhân chính gây thua lỗ cho cơng ty trong thời gian qua. Do đó, cơng ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
+ Lập định mức chi phí nhằm giới hạn quyền hạn và nguồn lực của các cấp nhân viên trong hoạt động sử dụng chi phí phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp. Định mức này giúp Giám đốc có những đánh giá cụ thể nhằm xác định được các khoản chi không thực sự cần thiết đồng thời khơng ảnh hưởng tới tính trạng tâm lý và thái độ của nhân viên.
+ Cải thiện hệ thống quản lý của công ty, cắt giảm những vị trí khơng hiệu quả để giảm thiểu gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các dòng tiền phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong đó đặc biệt là bộ phận quản lý giúp công ty tiết kiệm nguồn lực trong q trình hoạt động, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Khuyến khích nhân viên trong việc đóng góp ý kiến và sáng kiến cho việc tiết kiệm chi phí trong cơng ty. Tổ chức và thực hiện các chương trình tiết kiệm trong tồn công ty nhằm giảm thiểu các chi phí như: vật liệu văn phòng, điện, nước... và các chi phí bằng tiền khác.
Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện các biện pháp này:
- Giúp tính tốn chính xác lợi nhuận bán hàng, phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời.
- Cắt giảm những khoản chi phí khơng cần thiết.
- Nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.