Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty PCS hải dương (Trang 92 - 95)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH PCS

3.2.6 Một số giải pháp khác

- Củng cố, tăng cường kiểm tra, thanh tra và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, chính sách về mơi trường và an tồn lao động trong suốt q trình kinh doanh của cơng ty. Giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các thủ tục hành chính trong hoạt động bn bán hay các giao dịch của công ty với các đối tượng khác.

- Tìm kiếm các nguồn cung ứng khác nhằm giảm thiểu nguy cơ mất hàng, khan hiếm hàng trong quá trình kinh doanh song song với giữ vững và có quan hệ tốt với bạn hàng cũ nhằm tạo các lợi thế về giá trong hoạt động cung ứng sản phẩm ra thị trường.

- Ngồi ra, cơng ty cần có những thay đổi nhằm tạo động lực giúp người lao động phát huy được năng lực cao nhất trong quá trình làm việc của mình. Cụ thể:

+ Tập trung phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách tạo điều kiện để nhân viên nâng cao tay nghề cũng như tham gia các lớp học về bồi dưỡng kiến thức kinh tế, pháp luật, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ, chun mơn...

+ Đánh giá đúng thực chất và khả năng của nhân viên nhằm đưa ra những chính sách hợp lý trong đãi ngộ nhằm khuyến khích tạo động lực làm việc, nâng cao mức độ trung thành của nhân viên.

+ Bố trí cơng việc theo năng lực của từng cá nhân. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn. Đồng thời công ty cũng xây dựng một chế độ thưởng phạt công bằng, hợp lý. Với quy mô nhỏ để mở rộng quy mô cũng như phát triển lâu dài công ty cần thu hút thêm lao động mới đồng thời đào tạo dạy nghề cho họ bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty cần phải áp dụng những nhóm giải pháp khác nhau. Các giải pháp này cần phải được áp dụng đồng bộ và triệt để để cái nọ bổ sung và tạo điều kiện cho cái kia, có như thế mới có thể việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự bền vững, toàn diện và ổn định.

Kết luận chương 3

Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH PCS Hải Dương, tác giả đã tìm ra những hạn chế và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể như: Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản; tìm nguồn huy động vốn kịp thời và ổn định; Xây dựng chiến lược kinh doanh và các hoạt động Marketing hỗ trợ…. Để đạt được mục tiêu phát triển, trong giai đoạn tới công ty cần phát huy những điểm mạnh và kết hợp những giải pháp trên sao cho hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thực sự là một vấn đề rất quan trọng, là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, mỗi doanh nghiệp phải tính tốn các hoạt động chi tiêu hiệu quả, thơng qua đó phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, xem các hoạt động đó có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào, các nhân tố nào ảnh hưởng tới chúng và từ đó định ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.

Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Biết rõ doanh nghiệp mình và có những chính sách phù hợp khơng chỉ cải thiện tình hình hiệu quả kinh doanh mà cịn góp phần thay đổi địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Cơng ty TNHH PCS Hải Dương đang có những thay đổi khơng ngừng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống đồng thời phát triển thương hiệu lên một tầm cao mới. Mặc dù cịn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những nguồn lực sẵn có kết hợp với thương hiệu có uy tín chắc chắn TNHH PCS Hải Dương sẽ có những bước tiến nhằm thay đổi tình hình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững. Với một số giải pháp rút ra từ thực trạng hiện nay của công ty, đứng trên một góc độ nhỏ, em hy vọng nó sẽ góp một phần nào trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, đưa công ty vững bước phát triển trong tương lai.

Từ quá thực tiễn làm việc tại công ty kết hợp với những hướng dẫn tân tình từ phía thầy cơ trong nhà trường, tác giả đã tiếp thu được nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tế để hồn thành luận văn này. Tuy nhiên, vì kiến thức và thời gian có hạn, những đánh giá chủ yếu mang tính chủ quan và các phương pháp đưa ra chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất nên luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Do đó, tác giả mong muốn sự góp ý chân thành từ phía thầy cơ để có thể hồn thiện đề tài của mình một cách trọn vẹn nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

2. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. Nguyễn Đức Dũng (2009), Kế toán - Tài chính, NXB Thống kê.

4. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê 5. Đặng Minh Trang (2005), Quản trị sản xuất tác nghiệp, NXB Thống kê.

6. Viện Nghiên cứu và đào tạo quản lý VIM (2008), Tài chính doanh nghiệp,

NXB Lao động xã hội

7. Công ty TNHH PCS Hải Dương (2015-2017), Bảng cân đối kế toán các năm 8. Công ty TNHH PCS Hải Dương (2015-2017), Báo cáo kết quả kinh doanh qua

các năm.

9. http://pcshaiduong.com / 10. http://vi.wikipedia.org/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty PCS hải dương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)