Có thể thấy kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng cần mất chi phí. Chi phí hoạt động có thể ở dạng hiện và cũng có thể ở dạng ẩn và là khoản thiệt hại của công ty. Đối với cơng ty PCS Hải Dương thì chi phí ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của cơng ty. Quản lý tốt chi phí khơng chỉ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho DN nhằm tăng giá trị thặng dư vốn cho DN mà nó cịn giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vứng và ổn định.
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng chi phí tại cơng ty TNHH PCS Hải Dương giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 (A) Năm 2016 (B) Năm 2017 (C) Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Tuyệt đối D=(B)-(A) Tương đối E=(D)/(A) (%) Tuyệt đối F= (C) -(B) Tương đối G=(F)/(B) (%) 1. Lợi nhuận gộp về BH Đồng 1.178.657.633 687.745.440 510.194.505 (490.912.193) (71,38) (177.550.9350 ) (25,82) 2. GVHB Đồng 2.611.890.899 2.422.726.066 3.543.024.422 (189.164.833) (7,81) 1.120.298.356 46,24 3.Lợi nhuận thuần Đồng 146.474.635 (321.886.725) (473.382.320) (468.361.360) (319,76) 151.495.595 47,06 4. Chi phí bán hàng Đồng 326.955.331 314.043.650 402.766.037 (12.911.681) (4,11) 88.722.387 28,25 5. Chi phí quản lý Đồng 669.986.967 694.743.255 577.955.435 24.756.288 3,56 (116.787.820) (16,81) 6. LNKT trước thuế Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) 145,36 150.425.334 46,70 7. Tổng chi phí Đồng 3.644.798.789 3.433.050.290 4.527.723.306 (211.748.499) (6,17) 1.094.673.016 31,89 8. TSSL của GVHB=(1)/(2) % 45,13 28,39 14,40 (14,74) (13,99) 9. TSSL của CPBH=(3)/(4) % 44,80 (102,50) (117,53) (147,3) 15,03 10. TSSL của chi phí QLDN =(3)/(5) % 21,86 (46,33) (81,91) (68,19) 35,58 11. TSSL của tổng chi phí= (6)/(7) % 4,01 (9,38) (10,44) (13,39) 1,06
- Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán
Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán tại công ty TNHH PCS Hải Dương năm 2016 đạt 28,39%, giảm 14,74% so với năm 2015 và trong năm 2017, tỷ suất sinh lời của GVHB chỉ còn 14,40% giảm thêm 13,99% so với năm 2016. Điều này cho thấy trong 100 đồng công ty đầu tư cho GVHB thì năm 2015 cơng ty tạo ra 45,13 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; nhưng đến năm 2016 chỉ còn tạo ra được 28,39 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng giảm 14,74 đồng so với năm 2015; sang năm 2017 thì 100 đồng GVHB chỉ cịn tạo ra được 14,40 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tương ứng giảm 13,99 đồng so với năm 2016.
Qua bảng 2.6 cho thấy, giá vốn hàng bán của cơng ty có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể: Năm 2016, giá trị GVHB giảm 189.164.833 đồng tương ứng giảm 7,81% thì sang năm 2017, giá trị GVHB lại có xu hướng tăng tới 1.120.298.356 tăng tương ứng 46,24% so với năm 2016. Và GVHB của công ty luôn ở mức rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao. Như đã phân tích ở trên, do khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến đẩy giá đầu vào của sản phẩm tăng qua các năm; Thứ hai, chi phí nhân cơng trực tiếp tăng. Để có đủ nguồn lao động làm việc công ty phải thuê thêm nhân công lao động theo giờ nhằm đáp ứng được nhu cầu; Cuối cùng là do chi phí sản xuất chung tăng cao. Sau những khó khăn do tình hình sản xuất không khả quan năm 2016, tình hình kinh tế có sự biến động với sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu phục vụ kinh doanh. Điều này dẫn tới các chi phí chính phục vụ q trình sản xuất như biến động và thay đổi thường xuyên khiến tổng giá vốn hàng bán ln cao và khó cải thiện. GVHB ln ở mức rất cao, xấp xỉ bằng doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận gộp của cơng ty khơng cao và cịn có xu hướng giảm, năm 2016 lợi nhuận gộp chỉ có 687.745.440 đồng tương ứng giảm 71,38% so với năm 2015, đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn 510.194.505 đồng tương ứng với 25,82% so với năm 2015. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của GVHB có xu hướng giảm trong các năm gần đây.
Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm dần qua từng năm và đang có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận trong giá vốn hàng bán của công ty thấp, khả năng
quản lý giá vốn hàng bán của công ty kém, các mặt hàng của công ty kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để cải thiện tình hình hiện nay, cơng ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, kiểm sốt chi phí sản xuất hợp lý nhằm thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng tại công ty TNHH PCS Hải Dương năm 2016 đạt âm 102,50 giảm 147,3% so với năm 2015 và lại có sự gia tăng trong năm 2017 khi tỷ suất này đạt âm 117,53% tương ứng tăng 15,03% so với năm 2016. Điều này cho thấy năm 2015 trong 100 đồng đầu tư cho bán hàng công ty tạo ra 44,80 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2016 công ty phải sử dụng 102,50 đồng chi phí bán hàng đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng giảm 147,3 đồng so với năm 2015; và năm 2017 công ty phải sử dụng 117,53 đồng chi phí bán hàng để bù lỗ tương ứng tăng 15,03 đồng so với năm 2016.
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng thấp và liên tục âm trong hai năm 2016 và 2017 cho thấy hoạt động bán hàng của công ty không đạt hiệu quả. Qua bảng 2.6 cho thấy, năm 2016 chi phí bán hàng giảm nhẹ 12.911.681 đồng tương ứng giảm 4,11% so với năm 2015, do công ty chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất bao bì trong hoạt động sản xuất dẫn tới tiết kiệm được một khoản chi phí dịch vụ th ngồi. Bên cạnh đó, năm 2017 cơng ty kinh doanh khơng hiệu quả bị thua lỗ làm cho lợi nhuận thuần âm và giảm tới 319,76% so với năm 2016, nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH giảm và đạt âm 102,50%.
Đến năm 2017, do hoạt động quảng cáo và marketing của cơng ty khơng có hiệu quả do cơng ty khơng có bộ phận quảng cáo nên phải th ngồi khiến tổng chi phí bán hàng có xu hướng tăng trở lại, tăng 88.722.387 đồng tương ứng tăng 28,25% so với năm 2016. Nhưng như đã phân tích ở các phần trên cho thấy, năm 2017 công ty tiếp tục bị thua lỗ, mức thua lỗ tăng với tốc độ 47,06% cao hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH tiếp tục đạt âm và tăng so với năm 2012.
Chỉ tiêu này trong hai năm gần đây đề đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng rất thấp, cơng ty chưa có chính sách hiệu quả để tiết kiệm chi phí
bán hàng. Do đó trong thời gian tới, cơng ty cần có chiến lược phù hợp nhằm thiết lập bộ phận Marketing hoặc sử dụng nguồn lực bên ngồi có hiệu quả để cải thiện tình hình marketing và bán hàng trong cơng ty từ đó có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng.
- Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty năm 2016 đạt âm 46,33% giảm 68,19% so với năm 2015 và năm 2017 tỷ suất này đạt âm 81,91% tương ứng tăng 35,58% so với năm 2016. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như năm 2015 trong 100 đồng vốn đầu tư cho quản lý DN công ty tạo ra 21,96 đồng lợi nhuận thuần, thì đến năm 2016 cơng ty phải sử dụng 46,33 đồng chi phí quản lý DN để bù lỗ tương ứng giảm 68,19 đồng so với năm 2015, và năm 2017 công ty phải sử dụng tới 81,91 đồng chi phí quản lý DN đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng tăng 35,58 đồng so với năm 2016.
Qua bảng 2.6 cho thấy năm 2016 chi phí quản lý DN của công ty tăng 24.756.288 đồng tương ứng tăng 3,56 đồng so với năm 2015. Nguyên nhân là do sự gia tăng khơng ngừng của các chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ... .Cùng với đó việc đầu tư thêm cơ sở vật chất cho bộ phân quản lý cũng được thực hiện nhằm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường, mặc dù công ty đã cố gắng chi tiêu hợp lý nhưng chi phí quản lý DN năm 2016 vẫn tăng so với năm 2015. Bên cạnh đó, năm 2016 cơng ty kinh doanh bị thua lỗ nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của cơng ty đạt âm.
Tuy nhiên đến năm 2017 chi phí quản lý DN chỉ còn 577.955.435 đồng giảm 16,81% so với năm 2016. Đây là một bước tiến quan trọng trong q trình khắc phục khó khăn của công ty khi ban lãnh đạo bắt đầu thắt chặt các khoản chi phí dịch vụ và chi phí bằng tiền khác trong q trình vân hành DN khi toàn bộ nhân viên bắt đầu thực hiện các chính sách tiết kiệm góp phần tránh lãng phí và bảo vệ mơi trường. Cũng nhờ vây các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí vật liệu văn phòng, đồ dùng văn phòng giảm đáng kể. Chi phí quản lý DN giảm nhưng năm 2013 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn nên đã làm mức thua lỗ tăng 47,06% so
với năm 2016, do đó tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp của cơng ty lại tiếp tục đạt âm và còn tăng so với năm 2016.
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của cơng ty liên tục đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí quản lý của cơng ty cũng thấp, việc kiểm sốt chi phí quản lý DN chưa tốt, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí tại cơng ty PCS Hải Dương năm 2016 đạt âm 9,38% giảm 13,39% so với năm 2015 và năm 2017 tỷ suất này lại đạt âm 10,44% tăng 1,06% so với năm 2016. Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2015 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN thu về 4,01 đồng LNKT trước thuế; nhưng đến năm 2016 và năm 2017, kinh doanh thua lỗ buộc công ty phải sử dụng 9,38 đồng chi phí năm 2016 và 10,44 đồng năm 2017 đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm là do: như đã phân tích ở phần 2.2.1 cho thấy, chi phí của cơng ty ln ở mức cao nên doanh thu không đủ bù đắp chi phí, do đó lợi nhuận của cơng ty ln trong tình trạng bị thua lỗ, năm 2017 mức thua lỗ còn tăng với tốc độ khá cao 47,06%. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời thấp chứng tỏ công ty đang mất quá nhiều các khoản chi phí do khơng quản lý và kiểm sốt tốt dẫn đến hoạt động kinh doanh khơng có thặng dư vốn. Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cơng ty và chủ sở hữu gây tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới các quyết định trong quá trình vận hành DN. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trước hết công ty PCS Hải Dương phải rà soát và cắt bỏ các chi phí khơng tối ưu nhằm gia tăng dịng tiền vào của cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần có chiến lược sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
2.3 Nhận xét, đánh giá
2.3.1 Kết quả đạt được
- Bên cạnh những khó khăn và thách thức trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, cơng ty PCS Hải Dương vẫn duy trì được khoản doanh thu ổn định, ít chịu biến động của thị trường và có xu hướng tăng từ năm 2017 khi doanh thu đạt 4.053.218.927 đồng. Doanh thu ổn định tạo động lực giúp DN tiếp tục tập trung sản xuất và vượt qua khó khăn trong tình hình hoạt động hiện nay.
- Sở dĩ doanh thu của cơng ty ít biến động cũng là do chất lượng hàng hóa và thành phẩm DN cung cấp tới tay khách hàng ổn định, xuyên suốt thời kỳ kinh doanh từ năm 2015 - 2017 DN khơng có trường hợp giảm giá do chất lượng hàng hóa cung cấp. Điều này cho thấy uy tín của cơng ty PCS Hải Dương đối với các bạn hàng. Từ đó, hình ảnh của DN được xây dựng trong cơng chúng và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
- Hiệu quả sử dụng TSNH vào việc tạo ra doanh thu của công ty khá tốt. - Sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty khá tốt, suất hao phí khi sử dụng tài sản cố định của công ty không quá lớn mặc dù tỷ lệ tổng TSCĐ trên tổng tài sản thấp cho thấy khả năng khai thác tài sản cố định vào mục đích tạo doanh thu của cơng ty khá khả quan.
- Bên cạnh đó, trong năm 2015 công ty cho thấy khả năng sử dụng vốn vay từ tổ chức tài chính là Ngân hàng thương mại có kết quả tốt. Hiệu quả sử dụng lãi vay được sử dụng khá tốt cho thấy sức sinh lời từ khoản vay của DN khả quan 73,06%. Điều này cho thấy mặc dù kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng các khoản tín dụng DN được DN vay ln có khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này khá quan trong với DN khi xây dựng quan hệ với các ngân hàng trong tương lai.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những hiệu quả đạt được, DN đang gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại và những yếu kém cụ thể sau đây:
- Đầu tiên có thể thấy, hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả dẫn tới tình trạng thua lỗ liên tục trong 2 năm liên tiếp 2016 - 2017 gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giảm khả năng sinh lời của
đồng vốn bỏ ra. Các khoản thua lỗ này làm giảm giá trị của VCSH gây ra tình trạng thâm hụt trong các năm. Như đã phân tích, do chi phí của cơng ty q lớn nên doanh thu tăng nhưng vẫn khơng bù đắp được chi phí nên dẫn tới tình trạng bị thua lỗ liên tục.
- Khả năng sinh lời của tổng tài sản và tài sản ngắn hạn đều thấp và liên tục đạt âm trong hai năm 2016, 2017, số vòng quay tài sản và tài sản ngắn hạn đều giảm, và suất hao phí của tài sản và tài sản ngắn hạn lại có xu hướng tăng. Qua các chỉ tiêu này cho thấy khả năng vận động của tài sản chậm, tài sản khơng được sử dụng tối ưu gây lãng phí, thất thốt trong q trình kinh doanh, giảm sức sản xuất của tài sản dẫn tới hiệu quả kinh doanh của cơng ty kém đi. Như đã phân tích ở trên thì nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Công ty dự trữ nhiều tiền nhằm tránh rủi ro về hàng tồn kho, rủi ro cạn tiền, tăng khả năng thanh khoản và đặc biệt là tân dụng các cơ hội trong quá trình mua ngun vật liệu đầu vào.
+ Chính sách tín dụng của cơng ty PCS Hải Dương chưa thực sự đem lại hiệu quả. Cơng ty chưa phân loại nhóm khách hàng gây ra tình trạng cấp phát tín dụng lỏng lẻo, khó kiểm sốt. Cụ thể, các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây cho thấy những rủi ro tiềm tàng trong khả năng thanh toán của khách hàng.
- Tuy khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ, TSDH khá tốt nhưng do chi phí vận hành tài sản dài hạn lớn, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty đã lỗi thời, giá trị còn lại thấp hơn giá trị khấu hao gây ra tình trạng khơng khai thác hết được sức sản xuất của tài sản, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, hao phí ngun liệu trong q trình vận hành, giảm khả năng cạnh tranh, khó cải thiện được tình hình kinh doanh hiện tại. Điều này dẫn tới khả năng