Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 83 - 85)

3.2. Giải pháp phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Các giải pháp về huy động vốn cho phát triển cơng nghiệp

Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong dân: Quỹ tiết kiệm, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu cơng trình… thực hiện cổ phần hóa rộng rãi, bán cổ phiếu những cơng trình xây dựng mới. Để thực hiện được điều này, trên địa bàn cần đạt được môi trường đầu tư thuận lợi, người dân tin vào hệ thống thực thi pháp luật.

Thành lập Quỹ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, trở thành những vệ tinh phục vụ các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu như thành lập các công ty cổ phần, công ty

trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong, ngồi tỉnh, trong và ngồi nước.

Thực hiện chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Chống độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư vào cả lĩnh vực hạ tầng như: cung cấp điện nước, giao thơng, đào tạo...

Cần có các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định, khả thi và có sức cạnh tranh hấp dẫn các nhà đầu tư - đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, CCN phục vụ cho phát triển cơng nghiệp vì vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn. Đây phải được coi là một trong những giải pháp then chốt nhất nhằm huy động và thu hút được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển cơng nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển cơng nghiệp là có hạn.

Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: Thơng qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, hướng l̀ng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, cơng nghiệp có tỷ lệ gia tăng cao.

3.2.4.2. Tăng cường đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp

Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn cần phải qua đào tạo về quản lý kinh tế. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại nước ngoài; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơng nghiệp có trình độ chuyên nghiệp; xem xét ưu tiên đề bạt bổ nhiệm những cán bộ quản lý Nhà nước về cơng nghiệp có trình độ, kinh nghiệm và năng lực vào các vị trí lãnh đạo.

Nghiên cứu sửa đổi và bổ sung chế độ, mức hỗ trợ cho cán bộ công chức đi học và chế độ ưu đãi, thu hút người có trình độ cao về tỉnh cơng tác phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguồn lực của tỉnh.

Tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo trung học và dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển. Đến năm 2025, cần tập trung thực hiện tốt xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề nhắm thu hút mọi nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chun mơn cũng như tính kỷ luật và tác phong cơng nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngồi. 3.2.4.3. Chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ

Hỗ trợ lãi suất vay vốn có thời hạn cho các doanh nghiệp có chương trình đổi mới cơng nghệ.

Đẩy mạnh q trình xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp khoa học theo Nghị định 10/NĐ-CP; 115/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn vai trị của các đơn vị chuyển giao cơng nghệ, từng bước tạo lập thị trường công nghệ tại địa phương.

Xây dựng các cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Xây dựng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất. Dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới.

Nghiên cứu và thực thi chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cơng nghiệp nói chung, nhất là sản phẩm cơng nghiệp chủ lực. Ngân sách tỉnh hỗ trợ và các doanh nghiệp dành một khoản chi cần thiết cho việc mua phát minh, bí quyết cơng nghệ trong, ngồi nước để thực hiện đổi mới công nghệ.

Có biện pháp hạn chế việc sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất q cũ nát với trình độ cơng nghệ lạc hậu và tác động xấu cho môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)