2.3. Đánh giá hoạt động phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
* Tồn tại
Sản phẩm của ngành công nghiệp (trừ sản phẩm xi măng) hầu hết chưa có giá trị gia tăng cao do việc chế biến sâu chưa được phát triển mạnh.
Một số cơng trình cơng nghiệp dự kiến phát triển, nhưng khơng phát huy được hiệu quả sản xuất nên đã phải thu hồi giấy phép đầu tư, như: Dự án nhà máy sản xuất phơi thép Ninh Bình (cơng suất 200.000 tấn/n); dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial (công suất 300.000 chiếc/n); Nhà máy sản xuất nhơm thanh định hình (cơng suất 3.600 m3/n).... hoặc các dự án công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa đồng bộ hoặc hiệu quả sản xuất chưa được như mong đợi, như: Nhà máy nghiền đá Đôlômitcanxit (công suất 84.000 tấn/n); Dự án nhà máy kính Tràng An (cơng suất 300 tấn/ngày); Dự án nhà máy dệt may Lux Fashion (công suất 5.800 tấn SP vải dệt/n; 6 triệu SP quần áo/n); Dự án nhà máy sản xuất bột đá Đôlômit và phụ gia xi măng (10.000 tấn/n và 30.000 tấn/n)...
Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chủ yếu vẫn phụ thuộc vào vốn Ngân sách Nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Một số nơi việc giải phóng mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư còn kéo dài, gây khó khăn dẫn đến chậm tiến độ và cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.
Mối liên kết, tác động qua lại giữa khu, cụm công nghiệp, giữa các ngành công nghiệp với các ngành dịch vụ khác của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển.
Tình trạng ơ nhiễm môi trường do một số cơ sở sản xuất gây ra đã trở thành vấn đề cần được giải quyết cấp bách, để đảm bảo cho ngành công nghiệp tỉnh phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
* Nguyên nhân
Giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới và tình hình kinh tế chung cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền kinh tế tỉnh cũng như các ngành kinh tế. Giá cả tăng cao, tình hình lạm phát phức tạp, thị trường nguyên liệu, thị trường đầu ra sản phẩm đều bị ảnh hưởng.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh còn hạn chế, chất lượng các cơng trình phục vụ cho phát triển cơng nghiệp (như giao thơng, điện nước…) cịn chưa đồng bộ.
Chưa huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp. Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi, hoặc các nhà đầu tư trong nước có ng̀n vốn lớn, có cơng nghệ hiện đại và có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm về thị trường.
Các vùng nguyên liệu tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở khung lý thuyết về PTCN tỉnh đã nghiên cứu trong chương 1, chương 2 của luận văn đã đánh giá được các hoạt động PTCN của Tỉnh theo các nội dung:
(1) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTCN trên địa bàn tỉnh;
(2) Tạo lập môi trường kinh doanh để PTCN trên địa bàn tỉnh; (3) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào PTCN trên địa bàn tỉnh;
(4) Kiểm tra các hoạt động PTCN và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Qua các nội dung phân tích cho thấy trong q trình PTCN của Tỉnh, các cơ quan QLNN đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh đó q trình PTCN của Tỉnh vẫn còn khá nhiều các hạn chế như đã phân tích ở trên, các hạn chế này là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động PTCN của Tỉnh trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030