Phân tích thực trạng phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)

2.2.1. Xây dựng qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh

Để PTCN, việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển là bước khởi đầu, do đó, Ninh Bình rất chú trọng nội dung này. Tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung qui hoạch PTCN, tiểu thủ công nghiệp và một số qui hoạch tiểu ngành, lĩnh vực trong công nghiệp.

Giai đoạn từ 2015 đến nay là giai đoạn Tỉnh thực hiện PTCN theo Quy hoạch PTCN Tỉnh Ninh bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Để triển khai thực hiện Quy hoạch nói trên, tỉnh Ninh Bình đã tập trung thực hiện quy hoạch, kế hoạch PTCN bằng nhiều biện pháp cụ thể. UBND tỉnh đã có quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 18/08/2015 về rà soát, quy hoạch các khu công nghiệp, cụ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 15-10-2016 ban hành quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã hồn thiện Đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và đã được HĐND thông qua.

2.2.1.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [16]

a. Quan điểm phát triển công nghiệp

PTCN phải phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH và Quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, Quy hoạch công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đờng thời gắn với q trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

PTCN với cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả KT-XH và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập.

Phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có kết hợp với thu hút mạnh các ng̀n lực từ bên ngồi để đầu tư PTCN. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm cơng nghệ cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn.

Công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải được phát triển theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Phân bố lực lượng sản xuất hợp lý trên địa bàn.

PTCN phải gắn kết hài hòa với các hoạt động thương mại-dịch vụ, du lịch, nơng nghiệp và sinh thái, đảm bảo quốc phịng và an ninh quốc gia.

b. Định hướng phát triển công nghiệp

PTCN tỉnh Ninh Bình theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường, gắn với thị trường trong nước và khu vực.

Tập trung đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp trong mối liên hệ chặt chẽ với các khu, cụm công nghiệp trong khu vực. Coi đây vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu phát triển để thu hút các dự án công nghiệp lớn, tạo tiền đề phát triển các ngành cơng nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, điện - điện tử... có hàm lượng cơng nghệ cao.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, hóa chất phân bón,... xây dựng và phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh và có khả năng phát triển ổn định trong thị trường khu vực.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống, đặc sản địa phương trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành dịch vụ - thương mại và du lịch trên địa bàn.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và cơng nhân lành nghề thích nghi dần với cơ chế thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

Định hướng nhóm dự án ưu tiên phát triển:

- Đầu tư và phát triển các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ, sản xuất xi măng, gạch không nung, nhiệt điện, điện tử, dệt may, bia,...

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển làng nghề TTCN và nghề nơng thơn. - Khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

c. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

* Giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong đó: - Từ nay đến năm 2015:

+ Ổn định sản xuất các cơ sở cơng nghiệp hiện có và thu hút đầu tư phát triển các ngành như: Chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp điện - điện tử và sản xuất kim loại; hóa chất - phân bón...

+ Tập trung đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Khánh Cư, Phúc Sơn, Tam Điệp tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và PTCN trong giai đoạn sau.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Tiếp tục tập trung đầu tư hồn thiện đờng bộ hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp. + Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững.

+ Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao có nhiều ưu thế trong phục vụ du lịch.

* Giai đoạn 2021-2030:

+ Tập trung đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

+ Tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: sản xuất lắp ráp điện tử-điện lạnh; vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.

2.2.1.2. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quy hoạch tổng thể các KCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014, gờm 07 khu với tổng diện tích 1.472 ha, chiếm 1,061% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh: KCN Khánh Phú (351 ha), KCN Phúc Sơn (142 ha), KCN Tam Điệp I (64 ha), KCN Tam Điệp II (386 ha), KCN Gián Khẩu (262 ha), KCN Khánh Cư (67 ha), KCN Kim Sơn (200 ha).

Đến nay, các KCN đã xây dựng và hoạt động là khu công nghiệp Tam Điệp I (64ha), khu công nghiệp Khánh Phú (351ha), khu công nghiệp Gián Khẩu (phần 162ha), KCN Phúc Sơn (142ha) và KCN Khánh Cư (52,11ha) đã cơ bản lấp đầy; phần mở rộng khu công nghiệp Gián Khẩu (50ha) đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã triển khai công tác GPMB để xây dựng hạ tầng, dự kiến phần diện tích này sẽ giao cho Tập đoàn Thành Công phục vụ phát triển, mở rộng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô và đầu tư lĩnh vực phụ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ơ tơ. Cịn lại phần 50ha KCN Gián Khẩu chưa lập quy hoạch chi tiết, Khu công nghiệp Kim Sơn tỉnh chưa triển khai lập quy hoạch chi tiết.

- KCN Gián Khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2018 và văn bản số 1499/TTr- KTN ngày 18/8/2017, với diện tích 262 ha, đã được UBND tỉnh Ninh Bình thành lập tại Quyết định số 1626/QĐ-UBND ngày 23/10/2009. Quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt có tổng diện tích là 211.1ha (gờm: giai đoạn I có quy mơ 162,1 ha, trong đó đất công nghiệp là 131,8 ha; phần mở rộng phục vụ phát triển, mở rộng nhà máy sản xuất, lắp rắp ô tô và đầu tư lĩnh vực phụ trợ sản xuất, lắp rắp ơ tơ có quy mơ 49,21 ha, trong đó đất cơng nghiệp là 34ha).

Vị trí: Thuộc địa bàn các xã: Gia Trấn, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Thanh, Gia Lập huyện Gia Viễn; nằm sát QL 1A, QL 12B gần sơng Đáy và sơng Hồng Long.

Tính chất: là khu cơng nghiệp đa ngành bao gờm các ngành: dệt, may, cơ khí, sản xuất VLXD, điện tử, lắp ráp ơtơ,…

Về cơ sở hạ tầng cả giai đoạn I (162,1 ha) và phần mở rộng (49,21 ha) được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đến nay phần diện tích giai đoạn I cơ bản hồn thiện hạ tầng kỹ thuật và đã đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút lấp đầy các dự án đầu tư. Riêng khu 49,12 ha mở rộng (phục vụ phát triển, mở rộng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô và đầu tư lĩnh vực phụ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô) đang tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Ngày 02/7/2018 sau khi nghiên cứu Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu 50 ha mở rộng KCN Gián Khẩu, căn cứ quy mô sản xuất và yêu cầu công nghệ sản xuất, lắp ráp xe ơ tơ có tính đến cơng nghệ sản xuất ô tô trong tương lai, cũng như phương án sử dụng đất đối ưu. Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đồn Thành Cơng xin đề nghị UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu 50ha trên theo phương án đề xuất của Công ty.

Về khu nhà ở và dịch vụ cho công nhân khu công nghiệp UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở công nhân phục vụ cho Khu công nghiệp Gián Khẩu và địa bàn lân cận, hiện đang hoàn thiện thủ tục để triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019.

- Khu công nghiệp Phúc Sơn nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 và văn bản số 1499/TTr-KTN ngày 18/8/2014, với diện tích theo quy hoạch tổng thể là 142ha.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Phúc Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt với quy mơ 130,11ha, trong đó đất cơng nghiệp là 107,5ha.

Về cơ sở hạ tầng đã thu hút đầu tư, giao cho Công ty CP - Tổng công ty Đầu tư Phát triển khu công nghiệp Phúc Lộc làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Hiện chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hồn thiện hạ tầng khu cơng nghiệp theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

Đã có đề nghị mở rộng tại tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2017 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch phát triển Khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Ninh Bình với diện tích lên

568ha, diện tích tăng thêm là 426 ha. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh mở rộng, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ chỉ đạo triển khai khảo sát cụ thể và lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp theo đúng qui định hiện hành.

- Thực hiện văn bản số 333/UBND-VP4 của UBND tỉnh ngày 05/6/2017 về việc điều chỉnh, mở rộng các Khu cơng nghiệp, trong đó UBND tỉnh đã giao Ban quản lý các Khu cơng nghiệp chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thơng báo số 247/TB-VPCP ngày 31/5/2017, Ban quản lý các Khu công nghiệp đã triển khai xây dựng đề án quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên Môi trường và các Ngành liên quan nghiên cứu tham mưu bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tạo quỹ đất phục vụ mở rộng các KCN trên địa bàn.

- Khu công nghiệp Tam Điệp Nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Ngày 29/10/2008, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng diện tích từ 200 ha lên 450 ha tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008.

Vị trí: Xã Quang Sơn thị xã Tam Điệp; Phường Nam Sơn, Trung Sơn và xã Đông Sơn thị xã Tam Điệp (GĐ II).

Tính chất: là khu cơng nghiệp đa ngành bao gờm các ngành: dệt, may, cơ khí, thép, VL xây dựng, vật tư y tế, công nghệ vật liệu mới, …

- Khu công nghiệp Khánh Cư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Vị trí: xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh.

- Tính chất: là khu cơng nghiệp đa ngành bao gờm các ngành: cơ khí chế tạo, VLXD, đóng tàu, kính, chế biến nơng sản.

2.2.1.3. Định hướng phát triển theo vùng, lãnh thổ a. Vùng Công nghiệp 1

Là vùng đồng bằng trũng trung tâm gồm hai địa phương là thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư chiếm 10,8% diện tích và 19,7% dân số tồn tỉnh.

Vùng là nơi có nhiều đầu mối giao thông liên vùng thuận lợi như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 38B cùng hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư khá thuận tiện. Các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh và có chỗ đứng trong thị trường sẽ tiếp tục phát triển trên địa bàn trong thời gian tới gồm các ngành: sản xuất thép, chế biến thực phẩm, đồ uống, gỗ, giấy... Riêng ngành sản xuất sản phẩm xi măng của Vùng trong giai đoạn tới sẽ phát triển ổn định về quy mô và sản lượng sản phẩm theo công suất đã quy hoạch.

Trong tương lai, khu vực Tp. Ninh Bình và huyện Hoa Lư là khu vực đô thị trung tâm và là khu du lịch của tỉnh, nên các dự án PTCN cần phải đảm bảo các yêu cầu về mơi trường. Định hướng và khuyến khích phát triển trong Vùng các ngành cơng nghiệp sạch, ngành công nghiệp có cơng nghệ cao để khai thác ng̀n lao động có tay nghề hiện có, cũng như tạo mơi trường khuyến khích phát triển ng̀n nhân lực có chất lượng cung cấp cho phát triển các ngành cơng nghiệp.

Do có vị trí nằm ở ngoại ơ Tp. Ninh Bình, nên KCN Phúc Sơn có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, định hướng trong các giai đoạn tới cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút mạnh các ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường như: dệt, may, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dụng cụ thiết bị y tế, sản xuất bia, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm,...

Ngoài ra, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được khuyến khích phát triển gắn với các tuyến du lịch như sản phẩm thêu ren Ninh Hải (huyện Hoa Lư), đờ gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (Tp.Ninh Bình), chạm khắc đá Ninh Vân (huyện Hoa Lư)...

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ đạt khoảng 6.346 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.400 tỷ đồng vào năm 2020. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất

công nghiệp sẽ là ~15,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và trong giai đoạn 2016- 2020 là ~10,6%/năm.

Tỷ trọng theo giá trị sản xuất công nghiệp của vùng sẽ có xu hướng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp 03 vùng. Năm 2015, công nghiệp vùng sẽ chiếm khoảng 31,5% và đến năm 2020 giảm nhẹ còn khoảng 30-31% và đến năm 2030 dự báo còn khoảng 25-26% so với hiện nay (năm 2010) là 36,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh (theo giá so sánh 1994).

b. Vùng Công nghiệp 2

Bao gồm thị xã Tam Điệp và 02 huyện Nho Quan và Gia Viễn có địa hình chủ yếu là đời núi. Hiện vùng có diện tích 742,2km2 và 316.883 người chiếm 53,43% về diện tích và 34,9% về dân số so với toàn tỉnh.

Đây là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, do đã tích lũy được một số

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)