Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 78 - 81)

3.2. Giải pháp phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm

3.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển công nghiệp

địa bàn tỉnh

Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo thứ tự ưu tiên, nhóm dự án trọng điểm, nhóm dự án khuyến khích đầu tư; xây dựng các cơ chế và chính sách hỗ trợ, tạo lập môi trường đầu tư. Trước mắt, Tỉnh cần điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cho các dự án cần khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên cơ sở vận dụng tối đa các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất được Nhà nước cho áp dụng đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Thực hiện mức giá cho thuê đất thấp nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

Tạo lập môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thành lập bộ phận chuyên trách đủ mạnh để xây dựng và hồn thiện chính sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu cho cơng nghiệp hỗ trợ, lựa chọn nhóm ngành cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn; chọn quỹ đất cho các khu công nghiệp hỗ trợ làm điểm. Đờng thời, ban hành chính sách hỗ trợ để thu hút lao động có chun mơn cao, tay nghề giỏi về làm việc lâu dài tại các khu cơng nghiệp. Đặc biệt, có cơ chế hỗ trợ về nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu cơng nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho cơng nhân; có cơ chế hỗ trợ ưu đãi phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng doanh nghiệp.

Xác định cải cách hành chính là khâu then chốt, tạo bước đột phá trong việc tạo môi trường đầu tư thơng thống, minh bạch; cần cụ thể hóa tồn bộ thủ tục hành chính cần thiết mà nhà đầu tư phải thực hiện khi triển khai một dự án đầu tư, theo thứ tự các bước từ khi đăng ký dự án và thỏa thuận địa điểm đến khi được cấp phép xây dựng; cần nâng cao tính minh bạch trong việc cấp phép đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thương hiệu,

xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường, hỗ trợ đào tạo lao động để các doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển công nghiệp. Làm tốt cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bán đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng các khu và cụm, điểm công nghiệp. Tổ chức hội thảo giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Ninh Bình. Nâng cao phương thức kêu gọi thu hút đầu tư, phạm vi kêu gọi khơng chỉ mang tính quốc gia mà phải mang tính quốc tế, kêu gọi, thu hút bằng nhiều hình thức quảng bá cũng như trực tiếp trao đổi gặp gỡ. Cần chủ động xây dựng một số dự án mẫu để chủ động kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó Tỉnh cũng cần phải đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động thuận lợi trên cơ sở pháp luật hiện hành. Trong thời gian tới, Ninh Bình cần hồn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp theo hướng:

- Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cho các dự án cần khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên cơ sở vận dụng tối đa các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất được Nhà nước cho áp dụng đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Thực hiện mức giá cho thuê đất thấp nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

- Xây dựng và hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Đờng thời, ban hành chính sách hỗ trợ để thu hút lao động có chun mơn cao, tay nghề giỏi về làm việc lâu dài tại các khu cơng nghiệp trong Tỉnh.

- Ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động làm việc tại các Khu, cụm cơng nghiệp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho cơng nhân. Ngồi ra, phải có chính sách hỗ trợ ưu đãi phù hợp với đặc điểm từng ngành đối với từng doanh nghiệp.

- Cần có chính sách đặc thù đối với Trung tâm cơ khí ơ tơ (đưa vào danh mục dự án đặc biệt quan trọng Quốc gia, miễn thuế trong 30 năm đầu tiên với các dự án thuộc Trung tâm, giảm thuế thu nhập...). Đây là dự án tạo tiền đề quan trọng cho ngành cơng nghiệp ở Ninh Bình phát triển trong thời gian tới.

Ngồi ra, Ninh Bình cũng cần hồn thiện một số chính sách như chính sách đất đai, chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại… tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

+ Về chính sách đất đai: Hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đất đai trên địa bàn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh công nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

+ Chính sách về phát triển thị trường: Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần qn triệt coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

+ Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh. Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát phát triển thị trường. Tranh thủ tối đa thị trường nước ngồi từ các doanh nghiệp FDI.

Một số chính sách cụ thể có thể triển khai trong giai đoạn trước mắt nhằm thúc đẩy phát triển cơng nghiệp Ninh Bình, bao gờm:

+ Xây dựng chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, kích cầu, sản xuất hàng xuất khẩu... hỗ trợ cơ sở sản xuất tiếp cận thương mại điện tử. + Có chính sách bước đi cụ thể để mở rộng và làm chủ thị trường trong và ngoài nước của doanh nghiệp; Trước mắt tập trung cho thị trường nội địa, tiếp đến là các thị trường nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

+ Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong Tỉnh, trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, hậu mãi... tăng cường sử dụng công cụ thương mại điện tử...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)