Cơ sở hạ tầng cho PTCN tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 43)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến PTCN trên địa bàn

2.1.2. Cơ sở hạ tầng cho PTCN tỉnh

* Giao thông

- Đường bộ: Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đến nay, tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh đạt 1.972 km. Trong đó, có 05 tuyến quốc lộ là: Quốc lộ 1, Quốc lộ 10,

12B, 38B và Quốc lộ 45 với tổng chiều dài 132,6 km (chiếm 7%); 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 197,7 km (chiếm 10%). Ngồi ra, cịn có khoảng 140,5 km tuyến đường huyện; 171,1 km tuyến đường đô thị; 118,6 km đường chuyên dùng… Các tuyến đường này hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngoài ra, với việc đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ được hoàn thành toàn tuyến vào năm 2012 và đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, đoạn đi qua Ninh Bình dài ~23,8km; đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đoạn đi qua Ninh Bình dài ~20,0km, tuyến đường bộ ven biển Thanh Hóa - Ninh Bình - Hải Phịng qua huyện Kim Sơn đã và đang được xúc tiến xây dựng sẽ tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh việc thơng thương hàng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh dài 21,6 km với 04 ga, khá thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ sản xuất, nhất là các sản phẩm vật liệu xây dựng

- Đường thủy: Trên địa bàn Ninh Bình có 16 tuyến sơng, kênh có thể khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài ~300 km. Trong đó: Trung ương quản lý 04 sơng dài gần 156 km, địa phương quản lý 12 sông, kênh dài trên 143 km. Các tuyến đường thuỷ nội địa chính của tỉnh gờm: Quảng Ninh- Ninh Bình vận chuyển than cám; Quảng Ninh- Bút Sơn vận chuyển than cám; Ninh Bình - Hải Phịng, Ninh Bình - Hồng Thạch vận chuyển Clanhke; Hải Phịng - Ninh Bình vận chuyển phơi thép; Ninh Bình - Thanh Hóa vận chuyển xi măng, VLXD. Có 02 cảng sơng chính là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc. Ngồi ra, cịn có một số cảng, bến thủy có khả năng thơng qua từ 100.000-350.000 tấn/năm. Một số cảng đáng chú ý có:

+ Cảng Ninh Bình: nằm ở hữu ngạn sơng Đáy (phường Thanh Bình-Tp.Ninh Bình). Cảng cách QL 1A khoảng 2 km và QL10 khoảng 1,5 km. Tổng diện tích mặt bằng cảng rộng 0,88 ha, diện tích cầu, bến cảng rộng 576 m2, chiều dài cầu cảng 200m, độ sâu cầu tàu -5m và năng lực thông qua 1,2 triệu tấn/năm. Hàng hóa thơng qua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi. Công suất thực tế của cảng đạt khoảng 400.000 tấn/năm.

+ Cảng Ninh Phúc: là bộ phận của cảng Ninh Bình, cách cảng Ninh Bình khoảng 03 km về phía hạ lưu. Cảng thuộc xã Ninh Phúc, cách QL 10 khoảng 0,5km. Cảng được hình thành từ năm 1965 phục vụ bốc xếp các loại hàng hóa: than đá, xi măng, clinke, phân bón, đá xây dựng, thép xây dựng, xăng dầu... Thông số của cảng: tổng diện tích mặt bằng 0,47 ha; độ sâu cầu tàu, bến cảng -6m và công suất quy hoạch đạt 2,5 triệu tấn/năm. Cảng đảm bảo tàu cỡ 1.000 - 3.000DWT cập bến. Hàng hóa thơng qua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi và chuyên phục vụ vận chuyển xi măng cho các nhà máy xi măng Duyên Hà, The Vissai.... Hiện nay công suất thực tế của cảng đạt từ 1,3 - 1,5 triệu tấn/năm.

+ Cảng K3-nhà máy điện: nằm giữa cảng Ninh Bình và Ninh Phúc, thuộc nhà máy điện Ninh Bình. Cảng có diện tích 846m2, độ sâu cầu tàu bến cảng -5m, năng lực thông qua hiện tại của cảng đạt khoảng 130.000- 400.000 tấn/năm, chuyên phục vụ vận chuyển than cho nhà máy điện Ninh Bình.

+ Cảng Gián Khẩu: được hình thành từ năm 1970, nằm cạnh QL 1A dưới chân cầu Gián Khẩu tại vị trí hợp lưu của sơng Hồng Long và sông Đáy. Hiện KCN Gián Khẩu đã và đang hoạt động, do đó vai trị của cảng Gián Khẩu ngày càng trở nên quan trọng.

+ Cảng Cầu Yên: nằm ở vị trí ngã ba sơng Vân và sơng Vạc, cảng nằm dưới chân cầu Yên, kết nối trực tiếp với QL 1A. Vị trí của cảng thuận lợi cho vận chuyển và phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho nhà máy phân lân Ninh Bình; nhà máy xi măng Hệ Dưỡng và Duyên Hà; sản phẩm TTCN và công nghiệp trong CCN Mai Sơn và CCN Ninh Vân. Ngồi ra cảng có thể kết nối thơng thương với bất cứ tỉnh nào trong vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

+ Cảng Hệ Dưỡng: nằm trên sông Hệ Dưỡng, phục vụ bốc xếp hàng hóa VLXD cho cụm nhàm áy XM địa phương, xi măng Bộ Công an và làng nghề của xã Ninh Vân. Cảng kết nối với QL 1A thông qua đường tỉnh 478B.

+ Cảng iCD Phúc Lộc (ninh Phúc): Được thành lập theo quyết định số 2386/QĐ-BtC ngày 28/10/2008 của Bộ Tài Chính cơng nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa ninh Phúc - Ninh Bình. Đây là địa điểm thuận lợi về giao

thơng, đờng thời cũng là nơi có lượng hàng hoá XNK bằng container tập trung lớn. hiện nay cảng đang được đầu tư hoàn thiện 6 cầu bến 1.000 - 3.000 DWT.

+ Cảng Nhà máy Đạm: nằm trên sông Đáy, cách QL 10 khoảng 03km, thuộc KCN Khánh Phú, phục vụ bốc xếp hàng hóa của Cty TNHH Tiến Hưng; cơng ty TNHH Đạm Ninh Bình. Hiện tại cảng Đạm Ninh Bình có 3 cầu cảng với 2 băng chuyền.

+ Cảng nhà máy xi măng The Vissai - Ninh Bình: Cảng có vị trí nằm trên bờ tả sơng Hồng Long, thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, cách Ngã ba Gián Khẩu 2,4 km về phía thượng lưu. Chức năng chủ yếu của cảng: Phục vụ nhà máy xi măng The Vissai… Về kết nối giao thông đường bộ: Cảng được nối với QL1A thông qua đường tỉnh ĐT.477. Từ đây có thể nối thơng thương với bất cứ tỉnh nào trong vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

+ Cảng công ty CP chế tạo cẩu và các thiết bị phi tiêu chuẩn: nằm ở trên bờ sông Đáy cạnh cảng Ninh Phúc, chuyên phục vụ bốc xếp hàng hố của cơng ty, hiện nay đang được đầu tư xây dựng.

Ngồi ra, cịn có một số dự án cảng như: cảng xăng dầu, dầu khí Ninh Bình; cảng Long Sơn, cảng Xuân Thái; cảng Phúc Lộc,.. mở rộng dọc theo sông Đáy, tiếp giáp với KCN Khánh Phú... đang trong giai đoạn thu hút đầu tư và phát triển.

Nhìn chung mạng lưới giao thơng đường thủy nội địa của tỉnh Ninh Bình khá dời dào và có những tuyến sơng, kênh huyết mạch do Trung ương quản lý cùng với các tuyến sông kênh dọc theo các trục Bắc - Nam và Đông - Tây do địa phương quản lý đã tạo ra mạng lưới giao thông thủy nội địa khá tiện lợi và là địa bàn thông qua của khu vực Tây Bắc và vùng ĐBSH, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ giao thương vận tải hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

* Hệ thống cấp điện

Hệ thống điện tỉnh Ninh Bình nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc. Ninh Bình được cấp từ 02 ng̀n chính:

- Ng̀n cấp từ nhà máy nhiệt điện Ninh Bình với cơng suất phát 100MW, hịa lưới điện quốc gia 110kV và cấp cho tỉnh Ninh Bình thơng qua trạm biến áp

6/35/110kV-2x31,5 MVA với công suất 30-45 MW, cung cấp khoảng 70% nhu cầu toàn tỉnh.

- Nguồn cấp từ trạm 220 kV Ninh Bình đặt tại thành phố Ninh Bình (nhận điện từ đường dây 220kV từ trạm 500 kV Nho Quan) với 2 máy (250+125)MW đang vận hành 59% và 61% công suất.

Trên địa bàn tỉnh cịn có 11 trạm 110kV; 25 trạm trung gian và chuyên dùng; 270,8 km đường dây 35kV; 39,5km đường dây 22 kV và 902,6km đường dây 10kV. Hệ thống lưới điện của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá nhanh và từng bước được cải tạo nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh. Tuy nhiên, lưới điện phân phối còn chậm chuyển sang 22 kV nên tổn thất lưới trung áp chưa được cải thiện nhiều.

Theo thống kê, lượng tiêu thụ điện cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên địa bàn (năm 2010 chiếm 72,1%) và việc cung cấp điện đã đảm bảo cho các hoạt động của ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với việc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và thu hút nhiều dự án cơng nghiệp lớn, thì việc tiêu thụ điện năng cho ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng mạnh. Do đó, cần có kế hoạch phát triển điện lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu PTCN của tỉnh trong thời gian tới.

* Hệ thống cấp nước sạch

Đến nay, thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và thị trấn của các huyện đều đã xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. Tổng công suất các nhà máy hiện đạt khoảng 56.500m3/ngày, đêm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao do công nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Một số ngành cơng nghiệp có nhu cầu sử dụng nước lớn trong thời gian tới có thể phát triển thành ngành cơng nghiệp mạnh của tỉnh như ngành chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, ngành sản xuất thép (cán thép)… Vì vậy, tỉnh cần cân đối nhu cầu sử dụng nước sạch cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt để có kế hoạch phát triển các nhà máy nước trên địa bàn.

* Hệ thống thông tin truyền thông

Hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh tương đối phát triển. Đến nay, hệ thống thông tin truyền thông của tỉnh đã phát triển rộng khắp đến các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Mạng lưới bưu điện của tỉnh hiện có 40 bưu cục phục vụ trong đó có 02 bưu cục trung tâm, 07 bưu cục huyện và 31 bưu cục khu vực.

Hệ thống điện thoại cố định hiện có 161.799 số thuê bao, với tỷ lệ 18 máy/100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng 100% huyện, thị với tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 6,2 máy/100 dân.

Mạng Internet tốc độ cao ADSL đã có tại các trung tâm huyện, các khu cơng nghiệp và các xã, phường… và nhiều dịch vụ viễn thông hiện đại khác. Tổng số thuê bao Internet trên địa bàn đạt gần 22.000 thuê bao.

2.1.3. Một số kết quả chủ yếu của công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2017

Bảng 2.2. Một số kết quả chủ yếu của cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KH TH KH TH KH TH

1 Tốc độ tăng GTSX theo giá

SX (giá SS 2010)

Công nghiệp - Xây dựng % 15,8 16 12,5 6,5 6,85 15,57 Riêng công nghiệp % 23 21 15 5,1 25,05 25,05

2 Cơ cấu kinh tế trong GDP

(giá hiện hành)

Công nghiệp - Xây dựng % 47,5 48 44 43 43,1 43,3

(Nguồn: UBND Tỉnh, Báo cáo tình hình KT-XH các năm)

Năm 2015 sản xuất cơng nghiệp được phục hời và phát triển tích cực, nhiêu sản phẩm chủ lực được sản xuất với sản lượng lớn (ximăng-clanke, phân đạm...), một số dự án công nghiệp đi vào hoạt động và phát huy công suất (nhà máy

Camera và linh kiện điện tử, xi măng Hệ Dưỡng, phân đạm Ninh Bình...), chính sách ưu đãi thu hút đâu tư, cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy hiệu quả đã góp phần quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất theo giá sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2015 tồn tỉnh đạt gần 54,37 nghìn tỷ đờng, tăng 16% so với năm 2014; trong đó riêng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 33,15 nghìn tỷ đờng, tăng 21% so với năm 2014.

Một số sản phẩm cơng nghiệp chủ lực có sản lượng tăng khá như: Xe ơ tơ 4- 12 chỗ đạt 3.212 sản phẩm (tăng 72,7 % so với năm 2014), camera module ước đạt 32,56 triệu sản phẩm (tăng 80,9%), phân đạm (tăng 4,1%), kính nổi (tăng 6,7%), Thép cán các loại (tăng 3,2%)...

Năm 2016, mặc dù một số nhà máy gặp khó khăn, sản lượng thấp hơn so với kế hoạch đặt ra (phân đạm, kính nổi, camera module). Song một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sản lượng tăng khá như: xe ơ tơ đạt gần 7,0 nghìn chiếc, vượt 48,4% kế hoạch và gấp 2 lần so với năm 2015; sản lượng ximăng - clanke ước đạt gần 11,6 triệu tấn, vượt 1,4% kế hoạch và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015; thép cán các loại ước vượt 8,7% kế hoạch và tăng 17,5% so với cùng kỳ...Tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đầu tư; đã rà sốt quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp; tập trung phát triển làng nghề. Trong đó, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống như chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ... Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt trên 34,5 nghìn tỷ, tăng 5,1% so với năm 2015.

Năm 2017 sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh tăng mạnh. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 40,3 nghìn tỷ, tăng 25,05% so với năm 2016. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá như: xe ơ tô gấp hơn 2,0 lần kế hoạch và gấp gần 2,4 lần so với năm 2016; modul camera tăng 43,1%; phân đạm tăng 88%; kính nổi tăng 30,2%; linh kiện điện tử tăng 35,2%... Phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc

biệt là chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ tiếp tục được các ngành và các địa phương quan tâm.

2.2. Phân tích thực trạng phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2017 2015 - 2017

2.2.1. Xây dựng qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh

Để PTCN, việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển là bước khởi đầu, do đó, Ninh Bình rất chú trọng nội dung này. Tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung qui hoạch PTCN, tiểu thủ công nghiệp và một số qui hoạch tiểu ngành, lĩnh vực trong công nghiệp.

Giai đoạn từ 2015 đến nay là giai đoạn Tỉnh thực hiện PTCN theo Quy hoạch PTCN Tỉnh Ninh bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Để triển khai thực hiện Quy hoạch nói trên, tỉnh Ninh Bình đã tập trung thực hiện quy hoạch, kế hoạch PTCN bằng nhiều biện pháp cụ thể. UBND tỉnh đã có quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 18/08/2015 về rà soát, quy hoạch các khu công nghiệp, cụ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 15-10-2016 ban hành quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã hồn thiện Đề án quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và đã được HĐND thông qua.

2.2.1.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [16]

a. Quan điểm phát triển công nghiệp

PTCN phải phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH và Quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, Quy hoạch công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đờng thời gắn với q trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

PTCN với cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả KT-XH và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập.

Phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có kết hợp với thu hút mạnh các ng̀n lực từ bên ngồi để đầu tư PTCN. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm cơng nghệ cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn.

Cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh phải được phát triển theo hướng ưu tiên công

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)