Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 81 - 83)

3.2. Giải pháp phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm

3.2.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm

nghiệp trên địa bàn tỉnh

* Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp ở các cấp (kể cả cấp Chính phủ, Nhà nước) với các cơng ty, các tập đồn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ, thị trường để thu hút các dự án quan trọng có vai trị đột phá đối với các ngành công nghiệp, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các cơng ty vệ tinh hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đồn nói trên đầu tư vào KCN để tạo nên các KCN chuyên ngành có chất lượng cao;

Phối hợp với VCCI, các Hiệp hội doanh nghiệp định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, nhất là trong khuôn khổ Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, coi đó là giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn về một môi trường đầu tư năng động, thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư mới;

Tổ chức hội thảo trong nước trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam nói chung và Tỉnh nói riêng tại các thành phố lớn và mời tham gia dự là các doanh nghiệp có quan tâm đến khu cơng nghiệp, các công ty, tổ chức tư vấn đầu tư có uy tín, các tổ chức ngoại giao của các quốc gia có quan hệ đầu tư với Việt Nam. Đồng thời trong hội thảo cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường đầu tư của thành phố Tỉnh và các chính sách pháp luật và ưu đãi của Thành phố;

Kết hợp với các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc thuê các tổ chức tư vấn, tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhất là các tổ chức có uy tín, có kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu và các tài liệu kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo ngoài nước tại những nơi tập trung nhiều tập đoàn đa quốc gia mạnh, để tiếp thị các định hướng đầu tư (đặc biệt là thu hút các dự án công nghệ cao) vào các KCN Tỉnh;

Chuẩn bị đầy đủ thông tin của một số dự án có tính khả thi cao của KCN Tỉnh để giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm và hoạt động của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để kết hợp vận động đầu tư vào các KCN Tỉnh;

Xây dựng quy chế khuyến khích và khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Tỉnh.

* Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa phương hố đối tác đầu tư, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia của các nước phát triển khu vực châu Á, Thái Bình Dương, các cường quốc cơng nghiệp mạnh như Mỹ và nước trong khối khối EU...

Tổ chức nghiên cứu đánh giá tình hình, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của một nước trong khu vực, đặc biệt là các cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là chương trình nghiên cứu quan trọng, không chỉ phục vụ thiết thực cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam. Trên cơ sở đó kiến nghị với Chính phủ có những điều chỉnh trong các chính sách khuyến khích đầu tư chung của quốc gia và giúp Tỉnh có những căn cứ để xây dựng một số chính sách thu hút đầu tư mang đặc trưng của Thủ đô.

* Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp

Tỉnh cần có những giải pháp mang tính chiến lược dài hạn để thu hút đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp đặc biệt là ng̀n vốn nước ngồi.

Xác định rõ mục tiêu, danh mục ngành nghề cần khuyến khích thu hút đầu tư theo từng giai đoạn. Ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao như: sản xuất vật liệu mới, điện-điện tử, cơng nghệ nano, cơ khí thiết bị phụ tùng ngành sản xuất ô tô, xe máy, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,... và các ngành mà Tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với cơng nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giảm dần và thậm chí ngừng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông, dự án hàm lượng gia công cao như: dệt may, giầy da ... từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 Tỉnh cần tập trung thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao, kỹ thuật mới trong các ngành công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ơ tơ, cơ khí- điện tử, điện-điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ khn mẫu chính xác, nghiên cứu và chế biến dược phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)