Đã có nhiều nghiên cứu về PTCN địa phương, các nghiên cứu trong nhóm này thực hiện trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của các địa phương nhằm PTCN trên địa bàn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tổng quan được một số nghiên cứu sau:
Nguyễn Quốc Tính, Giải pháp PTCN của tỉnh Tuyên Quang [14]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng nghiệp và PTCN; Phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu trong vấn đề này; Xác định phương hướng và luận chứng hệ thống các giải pháp phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Hoàng Thị Nam, PTCN ở tỉnh Hưng Yên [11]. Tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và PTCN trong nền kinh tế quốc dân; Phân tích, đánh giá thực trạng PTCN tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2013; Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công nghiệp Hưng Yên ngày càng phát triển theo hướng bền vững.
Lê Hữu Đốc, Công nghiệp thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp phát triển [6], đề tài đã phân tích thế mạnh của Đà Nẵng trong phát triển theo cơ cấu kinh tế ngành, khẳng định Đà Nẵng ưu tiên phát triển dịch vụ, tuy nhiên, công nghiệp cũng cần được xác định là một trong những ưu tiên trong dài hạn và đề xuất những giải pháp phát triển ngành này trở thành một trong những ngành trọng tâm của Đà Nẵng đến năm 2020.
Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng; Nguyễn Hữu Thắng; Đặng Ngọc Lợi, Xây dựng lộ trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế Đờng Nai đến năm 2020 [10]. Đề tài đã phân tích thực trạng và những thế mạnh trong PTCN Đồng Nai trong giai đoạn 10 năm, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh công nghiệp tiêu biểu trên cả nước xét cả về cơ cấu ngành, tính hiện đại trong máy móc, thiết bị cơng nghiệp, những đóng góp của ngành vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Nguyễn Quốc Tuấn, PTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp [15]. Tác giả tập trung nghiên cứu PTCN theo lát cắt ngành. Với những lợi thế và bất lợi thế nhất định của Quảng Trị, PTCN cần đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, với định hướng PTCN quốc gia và khai thác được thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quảng Trị như tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý cũng như ng̀n ngun liệu cho một số phân ngành.
Bùi Đức Hùng, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư PTCN thành phố Đà Nẵng [8]. Nghiên cứu trình bày khái quát về hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp, các chiến lược PTCN của thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư PTCN của thành phố.
Trần Thị Bích Hạnh, PTCN nơng thơn ở các tỉnh Dun hải Nam Trung bộ- thực trạng và giải pháp [7]. Đề tài hướng tới phân tích PTCN trên địa bàn nông thôn, khai thác thế mạnh vùng nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Nghiên cứu này cho rằng, các ngành cơng nghiệp có thế mạnh, có thể phát triển ở khu vực nơng thơn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ là dệt may, da giày và một số ngành tiểu thủ công nghiệp khác, giúp cho các địa phương khai thác được thế mạnh sẵn có, cũng như khơng bị cạnh tranh nội bộ ở khu vực, ở trong nước.
Phạm Văn Sáng, PTCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai [13]. Cơng trình này hướng tới PTCN nhưng để phục vụ công nghiệp, đặt trong bối cảnh hỗ trợ PTCN trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh công nghiệp, nhưng Đồng Nai luôn chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp cần định hướng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trước mắt là một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lai tạo giống cây, con, những sản phẩm nơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường như sản phẩm bưởi, sản phẩm rau sạch, các loại hoa, một số loại thủy sản nuôi trên địa bàn. Cơng trình đề xuất một số ngành cơng nghiệp cần được ưu tiên phát triển mạnh bao gồm công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, công nghiệp bảo quản….
Nhận xét: qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trên cho thấy: các nghiên cứu PTCN cấp địa phương tập trung vào làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức cũng như những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong PTCN; phân tích, đánh giá thực trạng của mỗi địa phương nhằm tìm kiếm những giải pháp phát triển công nghiệp phù hợp với địa phương mình. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến PTCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do đó nghiên cứu của tác giả là khơng trùng lặp với các cơng trình đã nghiên cứu.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về PTCN nói chung, PTCN địa phương nói riêng. Tiếp cận theo quá trình quản lý của các cơ quan QLNN thì hoạt động PTCN bao gờm các nội dung: (1) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTCN trên địa bàn tỉnh;(2) Tạo lập môi trường kinh
doanh để PTCN trên địa bàn tỉnh; (3) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào PTCN trên địa bàn tỉnh và (4) Kiểm tra các hoạt động PTCN và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm trong PTCN của 3 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh qua đó đã rút ra được một số bài học kinh nghiệp cho tỉnh Ninh Bình trong PTCN tỉnh.
CHƯƠNG 2