1.2.1. Kinh nghiệm về công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện ở một số địa phương ở một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Vụ Bản năm 2016 ước đạt 847.388 triệu đồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2015. Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 555.817 triệu đồng, đạt 156% dự toán của huyện. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư và thu ghi thu, ghi chi tiền thuê đất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vượt trội. Cả năm toàn huyện thu 96,463 tỷ đồng, đạt 118% dự toán phấn đấu của huyện.
Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho cơng tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2016 đạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2015. Vụ Bản tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán. Chi NSNN năm 2016 có kết quả trên được do huyện Vụ Bản rút ra kinh nghiệm: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2016 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự tốn và các chương trình hành động. Từ cơng tác đơn đốc, kiểm sốt chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.
Phịng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính cịn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện cơng tác kế tốn, hạch tốn ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức về thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thơng qua vai trị giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã.
Tổng chi NSNN huyện 517.080 triệu đồng (trong đó chi NSNN huyện 322.949 triệu đồng, cịn lại là ngân sách xã). Khó khăn cho cơng tác chi NSNN năm 2017 của huyện Vụ Bản ở chỗ ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành cơng nghiệp - dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu chưa thoát hẳn; các khu công nghiệp cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều nhà đầu tư lưỡng lự đầu tư… làm các phát sinh về thuế thấp; năm 2017 thị trường bất động sản ở huyện Vụ Bản chưa mấy phát triển ảnh hưởng tới thu NSNN cấp huyện, chi ngân sách của huyện lại chiếm tỷ trọng lớn hơn thu NSNN; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã khơng đồng đều, trình độ chun mơn chưa cao.
Năm 2017 để kiểm sốt cơng tác chi NSNN khơng để chi lớn hơn thu, huyện Vụ Bản đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện như tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu. Kiểm sốt chặt chẽ, kiểm tra thường xun cơng tác chi NSNN ở huyện và các xã. Tránh tình trạng chi sai, chi thừa, chi khơng đúng mục đích. Ðặc biệt chú trọng về thuế xây dựng cơ bản, thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự tốn chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nơng thơn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). Huyện tiếp tục rà sốt, phân loại, sắp xếp các cơng trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên.
Ngồi ra, huyện cịn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết khơng phê duyệt cơng trình khi chưa rõ nguồn, cơng trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã cơng khai tồn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước ở Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Những năm gần đây, kinh tế TP Sầm Sơn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá; hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, nhân dân đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn. Cơng tác quản lý chi NSNN của Thành phố được quản lý chặt chẽ với phương châm tiết kiệm chi NSNN tối đa, tự chủ nguồn chi, khơng có tình trạng chi dàn trải, chi sai.
Trong công tác xây dựng dự toán chi NSNN Thành phố đã nhận thức rõ công tác xây dựng dự tốn chi ngân sách khơng chỉ đơn thuần là phân chia ngân sách, mà
mục tiêu quan trọng hơn là nó tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm Thành phố đã đầu tư hơn cho khâu lập dự toán chi NS để tăng khả năng thực hiện thành cơng cơng tác dự tốn chi ngân sách.
Các cấp ủy đảng, chính quyền Thành phố Sầm Sơn xác định thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố, trong q trình triển khai cơng tác lập dự tốn thu NSNN đã tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền có biện pháp đồng bộ, thích hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu, chống thất thu nhưng không lạm thu. Thực hiện nghiêm túc và triển khai có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo đúng đối tượng nộp thuế, chú trọng khai thác các nguồn thu chưa được quản lý, đảm bảo nguồn thu NSNN trên địa bàn phải mang tính bền vững và ngày càng phát triển. Thành phố cũng đa dạng hóa các nguồn thu để tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn thu từ đấu giá, giá trị quyền sử dụng đất đã đem lại nguồn vốn đầu tư, trả nợ đọng xây dựng cơ bản. Thành phố tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, cơng tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước khu đấu giá giá trị quyền sử dụng đất. Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các phiên tổ chức đấu giá, giá quyền sử dụng đất một cách cơng khai, dân chủ, bình đẳng.
Sầm Sơn quản lý phân bổ nguồn vốn chi cho các cơng trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên nguyên tắc tập trung, không dàn trải, bố trí vốn bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí vốn cho các cơng trình đã hồn thành nhưng còn đang nợ đọng vốn; các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế đầu tư cơng trình mới khi chưa có nguồn vốn. Bố trí vốn đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng, hợp lý giữa việc phát triển các vùng trong thành phố, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách. Ngoài ra tạo điều kiện thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động cho các đơn vị sử dụng chi NSNN. Thực hiện tốt cơ chế tự chủ về tài chính, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi thường
xuyên, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được giao, tạo nguồn tăng thu nhập, từng bước giải quyết được nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức và viên chức, tạo động lực rất quan trọng cho cán bộ, công chức và viên chức tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực và trình độ chun mơn trong thực thi công vụ.
1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Huyện n Khánh nằm ở phía đơng nam tỉnh Ninh Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Yên Mô, diện tích tự nhiên tồn huyện là 137,9 km², dân số 143.131 người, mật độ dân số 1.038 người/km². Năm 2016, tổng thu ngân sách của toàn huyện đạt 1.250 tỷ đồng. Chi ngân sách trên địa bàn huyện thực hiện là 987 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch. Huyện Yên Khánh là một trong những huyện làm rất tốt về công tác chi ngân sách, đã hạn chế trong chi tiêu công đặc biệt là trong công tác quản lý chi thường xuyên của huyện. Đóng góp đáng kể vào chính sách tiết kiệm chi trong hệ thống ngân sách của tỉnh Ninh Bình.
Huyện Yên Khánh đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính cho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các đơn vị được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại. Huyện đã chủ động sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Công tác quản lý và điều hành chi ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn huyện bám sát vào dự tốn giao, khơng có phát sinh lớn ngồi dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng chi ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề về an sinh xã hội). UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện khoán chi
cho 100% các đơn vị thuộc các phòng, ban, ngành của huyện. Quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng nghị định của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chun mơn, do đó cơng tác quản lý chi ngân sách của huyện cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp chi ngân sách xuống các đơn vị xã, thị trấn, trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng chi ngân sách một cách hợp lý.
Trong công tác quản lý chi thường xuyên của UBND huyện Yên Khánh đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế… Riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, tài nguyên môi trường phân bổ trên cơ sở tổng mức chi do Tỉnh giao và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương các xã, thị trấn. Huyện Yên Khánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tế địa phương tăng trưởng, tình hình an ninh trật tự, chính trị xã hội ổn định. Huyện Yên Khánh đã trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển đứng trong tốp đầu của tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên công tác quản lý chi ngân sách của huyện Yên Khánh cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế đó là trình độ quản lý tài chính của cán bộ quản lý ngân sách đặc biệt là ở các đơn vị các xã còn hạn chế. Định mức chi ngân sách chưa được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung dự toán vẫn cịn xảy ra thường xun. Khơng phân bổ và giao hết dự toán cho các đơn vị sự nghiệp từ đầu năm để các đơn vị chủ động thực hiện, dẫn đến hầu hết các đơn vị sự nghiệp đều phải bổ sung dự toán nhưng cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau.
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Yên Mô trong quản lý chi ngân sách Nhà nước nước
Một là, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN được thực hiện bởi một quy trình khép kín theo một cơ chế kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và từng bộ phận tham gia vào q trình chi ngân sách, đó là đơn vị sử dụng NSNN, chuyên viên kiểm soát chi, kế tốn viên, thanh tra tài chính. Vai trị, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chi tiêu, Bộ Tài chính, Chính phủ và cơ quan lập pháp được phân định rõ ràng và thể chế hoá thành Luật.
Hai là, trong quản lý chi, những khoản chi lớn và rủi ro thì phải tăng cường kiểm tra; giảm bớt sự trùng lặp trong kiểm tra của chuyên viên kiểm soát chi và kế toán; tăng cường trách nhiệm của đơn vị chi tiêu; rút ngắn thời gian tiến hành thanh toán, quy định rõ trách nhiệm của chuyên viên và của kế tốn, phịng tài chính - kế hoạch.
Ba là, phải tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong cơ chế kiểm soát chi NSNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Bốn là, chủ động nghiên cứu văn bản hướng dẫn chế độ mới trong lĩnh vực kiểm soát chi vốn đầu tư và chi thường xuyên phù hợp với luật, qui định của Nhà nước theo từng thời kỳ; nắm bắt tình hình thực tiễn, xử lý linh hoạt, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tại địa phương như cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Xây dựng, tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư và xây dựng và tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
Sáu là, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, nhất là cán bộ phịng Tài chính - Kế hoạch, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ.
Bảy là, thường xuyên tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn các sai sót xảy ra trong quá trình chi ngân sách nhà nước.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Ngân sách nhà nước ở mỗi cấp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, ngân sách nhà