Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 77)

3.1. Phương hướng quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Yên Mô, tỉnh

3.1.1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh

Bình trong thời gian tới

Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện phấn đấu xây dựng huyện Yên Mô đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 phát triển huyện thành một huyện khá của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa. Đẩy mạnh phát triển KT-XH nhanh, hiệu quả và bền vững. Tập trung xây dựng nơng thơn mới. Trên cơ sở đó thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa huyện Yên Mô so với tỉnh Ninh Bình và vùng đồng bằng sơng Hồng. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tăng cường củng cố quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thực hiện tốt công tác bảo vệ mơi trường sinh thái, vệ sinh an tồn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Về mục tiêu cụ thể: * Chỉ tiêu về kinh tế

+ Giai đoạn 2016 - 2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 6,44%/năm (6,05%/năm), trong đó thời kỳ 2016 - 2020 đạt 6,1%/năm, thời kỳ 2021 - 2025 đạt 6,7%/năm (6,0%/năm).

+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt 42 triệu đồng, đến năm 2025 đạt 50 triệu đồng.

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 26,5% năm 2020 và 22,7% đến năm 2025. + Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 45,0% năm 2020 và 47,7% đến năm 2025. + Ngành thương mại, dịch vụ chiếm 28,5% năm 2020 và 29,6% đến năm 2025. + Sản lượng lương thực có hạt đạt 80.000 tấn/năm đến năm 2020.

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đến năm 2020 đạt 65 tỷ đồng. + Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 1.940 tỷ đồng, đến năm 2025 cần khoảng 7.060 tỷ đồng.

* Chỉ tiêu về xã hội

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 còn 0,8%, năm 2025 còn 0,65%. + Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5% đến 2% (theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn mới).

+ Giải quyết việc làm mỗi năm cho 2.000 - 3.000 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 100 người).

+ Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế trên 80% năm 2020 với số cán bộ y tế đạt 20 người/1 vạn dân, trong đó 4,8 bác sỹ; 2,5 dược sỹ, còn lại là kỹ thuật viên. Đến năm 2025 đạt 22 người/1 vạn dân, trong đó 5,4 bác sỹ; 3,0 dược sỹ, còn lại là kỹ thuật viên.

+ Mơi trường được giữ vững, duy trì. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 98%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng bình quân hàng năm 0,3%.

+ Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2020 số trường Mầm non 85%; số trường Tiểu học (mức độ 2): trên 80%, THCS: trên 85%.

+ Cải tạo, nâng cấp 100 km đường giao thơng nơng thơn. Kiên cố hóa 10 km kênh mương. Đến năm 2020, 100% số xã và thơn, xóm có nhà văn hóa. Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên 50%.

3.1.2. Phương hướng quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Ngân sách Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ, ổn định kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Đặc biệt về công tác chi ngân sách, chi ngân sách như nào cho đúng mục đích, đúng đối tượng nhưng phải mang lại hiệu quả, bên cạnh đó lại phải tiết kiệm, khơng lãng phí. Với những mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện Yên Mô đã nêu trên, trong điều

kiện huyện có số thu ngân sách không lớn nhưng số chi ngân sách hàng năm chiếm tỷ trọng lớn. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Yên Mô nhằm sử dụng tối ưu nguồn chi ngân sách của huyện cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó tăng cường quản lý chi ngân sách của huyện phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; thu hút đầu tư của các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng đầu tư nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đề ra. Phương hướng tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Yên Mô trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm, điều kiện sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện phải bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, bám sát các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đề ra; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; thực hiện tốt các cơ chế của HĐND - UBND huyện Yên Mô, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ, đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ. Tập trung huy động nguồn thu vào nộp ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở huyện hiện nay là tập trung thu ngân sách nhưng phải đảm bảo cơng bằng; khuyến khích sản xuất phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định và tăng trưởng lâu dài.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên hợp lý, đảm bảo chi thường xuyên trên cơ sở tiết kiệm theo định mức và phải đảm bảo chi đúng mục đích, đúng yêu cầu, đúng luật. Tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Việc chi đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt, giải ngân vốn theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, thực hiện có hiệu quả các giải pháp về phịng chống lãng phí, tham nhũng. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư, các khoản chi ngân sách với quan điểm "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu được sinh ra và phát triển". Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề là ở huyện Yên Mô chủ yếu khơng phải tìm mọi cách để tăng thu, mà quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu; tạo điều kiện, môi trường cho sản xuất, kinh doanh phát triển; rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo; phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, nhằm đưa huyện Yên Mô phát triển nhanh và bền vững.

Ba là, tăng cường trách nhiệm, nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý, điều hành NSNN huyện Yên Mô. Điều hành NSNN theo hướng tích cực, đảm bảo phân bổ NSNN hàng năm nhất là chi NS cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN theo đúng tiến độ, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị. Các khoản chi ngân sách phải đúng nguyên tắc, thực hành tiết kiệm, đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và ưu tiên chi đầu tư xây dựng cơ bản các cơng trình phát triển kinh tế xã hội, phục vụ phúc lợi xã hội cho người dân trong huyện. Đồng thời, quản lý chi NSNN phải thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách từ khâu lập dự tốn, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kiểm soát chi của KBNN. Đảm bảo chi NSNN phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội khóa XVII của Đảng bộ huyện Yên Mô nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý chi ngân sách phải đi đôi với tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn bộ máy quản lý NSNN huyện Yên Mô, đảm bảo sự điều

hành thống nhất, quản lý chặt chẽ NSNN. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý NSNN giữa tỉnh và huyện để đảm bảo được nguyên tắc quản lý thống nhất NSNN. Xây dựng bộ máy quản lý chi NSNN hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp HĐND, UBND huyện và các đơn vị trực thuộc, nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN. Tăng cường chức năng, quyền hạn của cơ quan Tài chính và Chi cục Thuế huyện, phân cấp hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện về cho Chi cục Thuế huyện quản lý thu. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý chi NSNN cho cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ quản lý NSNN, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, thực hiện cơng tác cải cách hành chính, nhất là tập trung cải cách thể chế, cải cách tài chính cơng; chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế tốn ở các xã, kế tốn các đơn vị thụ hưởng ngân sách và đội ngũ cán bộ phịng Tài chính - Kế hoạch của huyện.

Thứ sáu, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin và các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý NSNN nhất là quản lý chi ngân sách; đầu tư hạ tầng, các trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác quản lý NSNN nói chung và cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói riêng trên địa bàn huyện.

3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình nước ở huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

3.2.1. Tăng cường cơng tác lập dự tốn chi ngân sách Nhà nước ở huyện Yên Mô Yên Mô

Để tăng cường công tác quản lý chi ngân sách trước hết quy trình lập dự tốn chi ngân sách cấp huyện phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu, thực hiện đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định phân bổ, giao dự tốn chi ngân sách. Trong q trình lập dự tốn chi ngân sách cần chú ý hai khâu then chốt là khâu hướng dẫn, số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho phòng Tài chính kế hoạch. Phải tiến

hành thảo luận, trao đổi với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán chi ngân sách nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự tốn chi ngân sách.

Nâng cao chất lượng cơng tác dự báo nhằm dự báo đầy đủ chính xác các yếu tố tác động lên q trình lập dự tốn chi ngân sách cấp huyện. Nghĩa là trong quá trình chuẩn bị xây dựng lập dự toán chi NS, các cơ quan chính quyền huyện cần bám sát mục tiêu, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các giải pháp chi NS theo đúng mục đích, u cầu của chương trình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và khả năng thực hiện các chỉ tiêu chi NS trong năm kế hoạch. Từ đó trên cơ sở dự báo chính xác về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, các nguồn thu, các yếu tố tích cực để cơng tác lập dự toán chi ngân sách hiệu quả, đạt kết quả cao chính xác.

Khi xây dựng dự tốn chi NS cần phải dựa trên số thu cân đối đã được xác định, bao gồm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa các cấp ngân sách, số thu ngân sách được hưởng 100% theo quy định, đảm bảo duy trì cân đối NSNN trong giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở đó, UBND huyện n Mơ xây dựng dự tốn chi NS theo phân cấp nguồn thu, khả năng thu thực tế, xây dựng phương án phân bổ dự tốn trình HĐND huyện phê chuẩn và giao dự toán chi cho các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, hồn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập và xét duyệt dự toán chi ngân sách cấp huyện để đảm bảo dự toán chi ngân sách cấp huyện được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

Dành nhiều thời gian để đầu tư cho cơng tác lập dự tốn chi ngân sách cấp huyện. Tập trung phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong q trình lập dự tốn. Phân bổ vốn đầu tư phát triển cần tập trung cho một số cơng trình trọng tâm, trọng điểm của huyện. Kiên quyết khơng bố trí nguồn vốn đầu tư dàn trải, hạn chế điều chỉnh tổng mức đầu tư khi khơng thật cần thiết. Phịng Tài chính kế hoạch phải tăng cường trách nhiệm, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện phân bổ vốn đầu tư từng dự án thuộc thẩm quyền của UBND huyện quản lý theo đúng quy định. Khi lập dự toán chi thường xuyên từ NSNN huyện Yên

Mô, phải căn cứ vào khả năng cân đối NSNN huyện. Lập dự toán chi phải đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị. Hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi cơng tác trong và ngồi nước và các nhiệm vụ chưa thật cần thiết, cấp bách khác nhằm tập trung nguồn lực chi cho hoạt động sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa - xã hội, nghiên cứu khoa học, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, môi trường và đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên hoạt động của bộ máy chính quyền huyện n Mơ.

Tổ chức tập huấn về xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Trong quá trình tập huấn học viên phải tham gia nghiêm túc, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tham gia không đầy đủ và không nghiêm túc. Trong năm nếu đơn vị nào phải bổ sung ngân sách nếu do nguyên nhân chủ quan của đơn vị thì đề nghị kiểm điểm cụ thể, năm đó khơng được xếp hồn thành nhiệm vụ, tạo nề nếp trong cơng tác lập dự tốn chi ngân sách.

3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức chấp hành chi ngân sách Nhà nước ở huyện Yên Mô huyện Yên Mô

Tăng cường công tác tổ chức chấp hành quản lý chi ngân sách là khâu quan trọng, vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động NSNN. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phịng, chống tham nhũng đã được Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng NSNN. Để nâng cao hiệu quả chi NS và đạt được mục đích đó huyện cần

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)