2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội về huyện Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện n Mơ nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 15km, Yên Mơ có ranh giới phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía Đơng giáp huyện Yên Khánh, Kim Sơn, phía Tây giáp thành phố Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Hiện nay n Mơ có 17 xã và 1 thị trấn. Tổng dân số toàn huyện năm 2016 là 116.131 người, mật độ dân số bình quân đạt 802 người/km2 (trong đó dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm 90% tổng dân số, dân cư thành thị chiếm 7,21%). Tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn diễn ra tương đối nhanh khoảng 10,8%.
Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thơng quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21B kéo dài, ĐT 480B, ĐT 480C, ĐT 477; tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua phía Bắc huyện. Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn huyện tương đối nhiều như sông Vạc, sông Ghềnh, sơng Trinh Nữ, sơng Bút... Có hai hệ thống hồ chứa lớn là hồ Yên Thắng 150 ha và hồ Yên Đồng 400 ha có tác dụng chống lũ và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch sinh thái. Huyện có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái, xây dựng sân golf, du lịch nghỉ dưỡng. Nổi tiếng là sân golf Hoàng Gia một điểm sáng du lịch với tổng diện tích gần 3.000ha.
Địa hình n Mơ đa dạng, vừa có đồi, núi, vừa có đồng bằng, ruộng trũng. Vùng đồi, núi nằm ở phía Tây và Tây nam huyện, diện tích khoảng 1.920 ha, chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên thích hợp với phát triển cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê), phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản. Vùng đồng bằng nằm ở phía Đơng và phía Bắc huyện, đất đai chủ yếu là đất phù sa khơng được bồi, thích hợp với trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp
ngắn ngày. Huyện thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão; mùa đơng lạnh, ít mưa; mùa hè nắng nóng, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1920 mm, nhiệt độ trung bình năm 23,60C. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.474,22 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp 10.124,73 ha, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ khá cao 70,35%. Đất nuôi trồng thủy sản là 447,47 ha chiếm 4,42%, đất rừng (gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ) là 1.632,91 ha chiếm 16,13%. Đất phi nông nghiệp 3.997,34 ha, trong đó đất phát triển hạ tầng là 1.732,23 ha chiếm 43,33%, được phân bổ vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, chợ... Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khu cơng nghiệp chỉ chiếm 3,5% tổng diện tích đất phi nơng nghiệp. Đất ở chiếm 21,08% diện tích đất phi nơng nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn chiếm 2,43%. Huyện có hai loại khống sản chính là đá vơi và đất sét dùng để sản xuất gạch, ngói thủ cơng và ngun liệu cho ngành đúc. Có 55 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 11 di tích cấp Quốc gia. Nhiều lễ hội truyền thống như Lễ hội Báo Bản Nộn Khê, Lễ hội làng Bình Hải... Huyện cịn có 11 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề có từ rất lâu như dệt vải, dệt chiếu, làm mộc, khai thác đá ...vv
Từ năm 2013 đến nay, do tình trạng đơ thị hóa của huyện diễn ra nhanh chóng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tình hình thời tiết khí hậu biến đổi khắc nghiệt, dịch bệnh, thiên tai trên cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy hải sản chết nhiều, chết hàng loạt. Đặc biệt năm 2017 giá lợn xuống dốc nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu ngân sách của huyện, bên cạnh đó huyện phải trích ra một phần ngân sách để hỗ trợ nông dân. Mà huyện Yên Mô là một huyện thuần nông đa phần phát triển ngành nông, lâm ngư nghiệp là chủ yếu. Lực lượng lao động tăng thêm hàng năm khá lớn mà chủ yếu là lao động trong khu vực nơng thơn, trình độ khơng cao, thiếu lao động có trình độ. Là huyện thuần nông tiềm lực phát triển về nông nghiệp rất lớn, nhưng việc tăng năng suất lao động rất khó khăn vì việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào nông nghiệp kém. Ngành cơng nghiệp, dịch vụ phát triển cịn khiêm tốn, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy việc thu ngân sách về
cho huyện là không cao, chủ yếu việc chi ngân sách chiếm tỉ trọng lớn để phát triển kinh tế xã hội của huyện.