3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước
3.2.5. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện
3.2.5.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của địa phương
Thực tế hiện nay cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính từ cấp huyện đến cán bộ cấp xã cịn ít về số lượng và yếu về chất lượng. Đội ngũ cán bộ cấp xã làm cơng tác tài chính cịn chưa được coi trọng, đánh giá đúng, chỉ mới xem đây là cơng việc
ghi chép nên trình độ thấp và không được chú trọng nâng cao trình độ cũng như thay mới về để đáp ứng u cầu gây khó khăn cho cơng tác quản lý NSNN. Vì trình độ chun mơn cịn hạn chế nên dễ làm sai Luật NSNN hoặc có những khoản chi tiêu sai mục đích, tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng gây thất thốt, lãng phí ngân sách.
Để thực hiện tiêu chuẩn hóa và chun mơn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý NSNN. Yêu cầu cán bộ quản lý NSNN phải có năng lực, trình độ chun mơn sâu, am hiểu tình hình kinh tế xã hội cũng như các cơ chế chính sách, quy định của Nhà nước. Đồng thời, họ phải là những cán bộ có tố chất về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao, thật sự đáp ứng được yêu cầu trong quản lý NSNN. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan chức năng phải rà soát, đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý ... từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người một cách hiệu quả nhất.
Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính để quản lý, điều hành các khoản chi ngân sách có hiệu quả là một yêu cầu cần thiết. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng giảm bớt đầu mối, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý chi ngân sách, nhất là trong lĩnh vực cấp phát vốn đầu tư XDCB. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ ở phịng Tài chính kế hoạch. Huyện Yên Mô cần phải ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngành tài chính của huyện. Đồng thời, có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lý tài chính, cán bộ kế hoạch, cán bộ kế tốn, cấp phát quản lý vốn đầu tư.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính, kế tốn tại các đơn vị dự toán, cán bộ kế toán xã, thị trấn để mọi người hiểu và nhận thức đúng yêu cầu của công tác quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích lũy kiến thức và kinh nhiệm để có đủ khả năng thực thi cơng vụ. Cơng tác đào tạo và đào tạo lại phải đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ
những chủ trương, chính sách của Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó vận dụng vào q trình hoạch định chính sách cũng như q trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả. Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và u cầu cơng tác. Bên cạnh đào tạo chun mơn, nghiệp vụ cịn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, về kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học ... Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm, khơng tìm cách xoay sở, bóp méo chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trên địa bàn của huyện. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý chi ngân sách và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách nhà nước.
Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ tài chính, có lập trường quan điểm tư tưởng vững vàng, không bị cám dỗ trước đồng tiền, có năng lực và khả năng tư duy tốt, nhất là đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn ngân sách xã, thị trấn kế toán tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Bên cạnh đó để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý ngân sách trong tình hình mới, huyện cần có cơ chế ưu đãi, ưu tiên đối với những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tại các trường đại học đào tạo ngành tài chính. Tiếp tục thực hiện chiến lược hiện đại hóa cơng nghệ tài chính, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc, xây dựng lực lượng cán bộ tài chính tin học chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài là sự cần thiết là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý NSNN.
3.2.5.2. Tiếp tục thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý của huyện
Chính quyền cấp huyện, cấp xã cần coi trọng việc triển khai, thực hiện tinh giảm bộ máy cán bộ. Rà soát, xác định nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm trên cơ sở
chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về ngân sách để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà về mặt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khỏe và trình độ chun mơn, nghiệp vụ khơng để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của địa phương.
3.2.5.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Bộ máy quản lý NSNN cấp huyện hiện nay có Phịng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước. Nhưng chỉ có cơ quan Phịng Tài chính - Kế hoạch là trực thuộc chính quyền địa phương, cịn lại các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy tài chính ở cấp huyện phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương cần có cơ chế phối hợp, chỉ đạo trong đó cần xác định vai trị nịng cốt, trung tâm là Phịng Tài chính - Kế hoạch trong bộ máy để chỉ đạo và điều hành tồn bộ cơng tác tài chính cấp huyện.
Thống nhất bộ phận kế tốn của ngành tài chính về một đầu mối, nên đặt tại Kho bạc nhà nước để đảm bảo cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác, thống nhất phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách. Nâng cấp hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung cho cả cơ quan Thuế - Kho bạc nhà nước - Tài chính; xây dựng qui chế về cập nhật, truyền, nhận, khai thác, sử dụng, bảo mật thông tin trao đổi trên mạng máy tính của các ngành và tồn hệ thống. Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành trong hệ thống tài chính đại phương. Ngân sách cấp huyện, cấp xã cần bố trí đủ nguồn kinh phí để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý chi NSNN, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thơng tin quản lý lên các đối tượng thụ hưởng NSNN tại địa phương.