2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội về huyện Yên
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Yên Mô
* Về kinh tế: Kinh tế của huyện Yên Mô trong những năm qua liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 5,8%, năm 2016 là 6,07%, năm 2017 là 7,15%. Cơ cấu kinh tế nơng thơn có hướng chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp có sự tăng lên rõ rệt, năm 2015 chỉ đạt 23,36% thấp nhất trong 3 ngành nhưng đến năm 2016 đã vươn lên là ngành có tỷ trọng đóng góp cao nhất đạt 41,48%. Giá trị sản xuất tính theo (giá cố định) toàn huyện đạt 1.499,14 tỷ đồng năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 28,0 triệu đồng, bằng 70% so với tỉnh và khoảng 56% so với cả nước (năm 2016). Giá trị dịch vụ năm 2015 đạt 956 tỷ đồng tăng 3,54 % so với năm 2014 , năm 2017 đạt 1.203 tỷ đồng tăng 6,93% so với năm 2016.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng năm 2015 đạt 1,54%, sang năm 2016 tăng 2,05% và đến năm 2017 tăng lên 2,19%. Chứng tỏ sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp có nhiều chuyển biến cả về quy mô lẫn giá trị. Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cũng tăng nhanh. Năm 2015 tốc độ tăng trưởng đạt 7,6% đến năm 2016 tăng lên 9,15%, năm 2017 đã đạt 10,92%.
Tuy nhiên sự phát triển của huyện cịn gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực cịn chậm lại, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đồng bộ. Nguồn lao động nhiều, nhưng chủ yếu là lao động trong khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề cao, lao động khơng có chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao dẫn đến việc giải quyết việc làm rất khó khăn. Sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ, thiếu tập chung, đa phần toàn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tự phát sản xuất. Trong khi đó địa phương gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp tham gia ở các lĩnh vực yếu kém. Mơ hình Hợp tác xã phát triển chậm
và hoạt động kém hiệu quả. Dẫn đến việc thu ngân sách thì ít mà chi ngân sách ngày càng vượt thu.
Công tác xây dựng nông thôn mới được UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực theo các tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc ở cơ sở. Các tầng lớp nhân dân đã hiến đất, nguyên vật liệu, tài sản trên đất và tiền mặt với tổng trị giá trên 2,7 tỷ đồng năm 2015. Huyện đã tiếp nhận 2.477 tấn xi măng năm 2015 để triển khai xây dựng, nâng cấp đường giao thơng thơn xóm, đường giao thơng trục xã. Xây dựng và cải tạo các phòng học, phịng chức năng, cơng trình phụ trợ các trường học; xây dựng chợ nơng thơn; nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thơn xóm; nâng cấp, xây mới trạm y tế xã; nâng cấp tu bổ Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân.
Công tác quản lý đất đai, khống sản, mơi trường được thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy định. Chỉ đạo rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, giao đất phục vụ các cơng trình cơng cộng, thu hồi đất cho thuê đất thực hiện dự án. Tổ chức kiểm tra, phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất. Thực hiện đề án việc quản lý trồng, chăm sóc cây xanh, mở rộng hệ thống điện chiếu sáng trên đường 12B địa bàn thị trấn Yên Thịnh, điện trang trí khu trung tâm huyện đảm bảo cảnh quan môi trường. Nhiều cơng trình, dự án phải hoàn thành kiểm đếm giải phóng mặt bằng dự án đường ĐT 480D trên địa bàn các xã Yên Thành, Yên Mỹ; dự án đường 477 ở xã Mai Sơn và tổ chức kiểm đếm giải phóng mặt bằng dự án nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu của công ty TNHH giầy Athena Việt Nam tại xã Yên Lâm; dự án tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sơn, Khánh Thượng.
Về công tác tài chính - ngân sách huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, khai thác triệt để mọi nguồn thu; tăng cường chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế đảm bảo thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. Thu
ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 89.288,4 triệu đồng, bằng 198,4%, năm 2016 là 147,5 tỷ đồng. Chi ngân sách đảm bảo công khai, tiết kiệm, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên nhu cầu chi ngân sách của huyện ngày một tăng lên, tổng chi ngân sách cả năm 2015 ước đạt 407.956,4 triệu đồng đạt 134,67% dự toán. Năm 2016 tổng chi ngân sách ước đạt 425,8 tỷ đồng, năm 2017 là 429.376,3 triệu đồng. Tổng dư nợ năm 2015 là 310 tỷ đồng, năm 2016 dư nợ tăng lên 705 tỷ đồng và đến năm 2017 tăng lên 1.380 tỷ đồng nguyên nhân do nhu cầu nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương cần phải phát triển và đầu tư. Bên cạnh đó các khoản chi vào các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, công tác an sinh xã hội, an ninh trật tự rất lớn.
* Về xã hội: Công tác Văn hố - Thơng tin - Thể thao được chú trọng, nội dung được cải tiến, chất lượng được nâng cao. Năm 2015 đã có 22 khu dân cư được cơng nhận danh hiệu “Thơn, xóm văn hóa”, cơng nhận các xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới; 17/17 xã, thị trấn đã quy hoạch khu trung tâm văn hóa thể thao gắn với cơng tác xây dựng nông thôn mới.
Công tác Giáo dục - Đào tạo được quan tâm chỉ đạo, quy mô trường, lớp học được duy trì, chất lượng học sinh được nâng lên. Tỷ lệ học sinh công nhận hồn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; xét cơng nhận tốt nghiệp THCS đạt 98,2%, bổ túc THCS đạt 97%. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, học sinh giỏi ở các cấp học được quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường, trong năm 2015 có 03 đơn vị trường được công nhận mới đạt chuẩn quốc gia, công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia cho 07 đơn vị khác. Chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học tiếp tục được củng cố vững chắc.
Công tác Y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì và đảm bảo tốt. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn 12,8%, đến năm 2016 xuống còn 12,2%. Tổ chức thành công các ngày hội hiến máu nhân đạo năm 2015 tồn huyện đã có 287/483 tình nguyện viên tham gia hiến máu. Cơng
tác tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cịn 16,9% năm 2015. Thực hiện cơng tác quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống ngộ độc thực phẩm. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, đội ngũ y, bác sỹ được chuẩn hóa.
Cơng tác đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện xố đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa được tập trung chỉ đạo tích cực. Năm 2015 huyện đã tổ chức thăm, tặng 21.747 xuất quà tổng trị giá trên 6,3 tỷ đồng cho người có cơng với cách mạng, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhân dịp lễ tết; thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 1.943 hộ nghèo với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 4,5%, giảm 0,83% so với năm 2014. Trong năm 2015 cũng triển khai xây mới 08 nhà tình nghĩa cho người có cơng với cách mạng và thân nhân với tổng số tiền là 480 triệu đồng, triển khai nâng cấp nghĩa trang Liệt sỹ huyện. Quan tâm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, tổ chức thăm và tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân ngày quốc tế Thiếu nhi, tết Trung thu; phối hợp đưa trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh trong huyện đi phẫu thuật. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, công tác dạy nghề, xuất khẩu lao động được triển khai tích cực. Trong năm 2015 đã tổ chức 08 lớp dạy nghề cho 238 học viên, giải quyết việc làm cho 3.100 lao động, xuất khẩu được 123 lao động. Năm 2017 đào tạo nghề cho 1.859 lao động, tạo việc làm mới cho 2.060 lao động, xuất khẩu 112 lao động.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình