Mơ, tỉnh Ninh Bình
2.3.1. Những thành cơng
Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2017, định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay cần có sự đồng lịng của tồn huyện. Song dưới sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Yên Mô đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Những điểm nổi bật tích cực, chủ yếu của cơng tác quản lý chi NSNN huyện Yên Mô trong thời gian qua được thể hiện:
Cơng tác lập dự tốn chi ngân sách của huyện n Mơ nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch, mục đích, trọng tâm trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các khoản chi được thực hiện với tiêu chí tiết kiệm hiệu quả tốt nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong q trình lập dự tốn chi ngân sách huyện luôn
căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng của Đảng và Nhà nước cấp huyện trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, đồng thời dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm kế hoạch. Các khoản dự tốn phải đúng mục đích, đúng khoản mục. Khơng có tình trạng khoản chi dự tốn này lại mang chi cho dự toán khoản mục khác.
Khâu lập dự toán ngân sách huyện đã từng bước thực hiện đúng trình tự, căn cứ luật pháp cho phép, đảm bảo dân chủ, cơng bằng, đúng trình tự, đúng đối tượng, chi đúng mục đích, trọng tâm. Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản các khoản chi đã phân bổ đúng đối tượng, phục vụ cho những cơng trình xây dựng của huyện tốt. Chi thường xuyên chi đúng mục đích, tiết kiệm chi tối đa, khơng chi sai, chi khác ngồi dự tốn ngân sách. Nội dung chi đã được tính tốn tương đối sát trên cơ sở chính sách chế độ nhà nước, đảm bảo đúng mục lục của chi NSNN.
Công tác thực hiện dự toán chi ngân sách huyện đã giảm nhiều thủ tục hành chính, giảm sự phiền hà cho đơn vị thụ hưởng ngân sách cho các xã, thị trấn. Đã tiết kiệm chi trả được một phần kinh phí trong thủ tục hành chính. Thực hiện chi một cách công khai, minh bạch. Cân đối thu chi và thực hiện chi tiết kiệm, những khoản chi phát sinh phải báo cáo với HĐND huyện để kịp thời xử lý. Tránh tình trạng chi sai, chi dàn trải. Cơng khai minh bạch các khoản chi trước nhân dân. Cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước đã tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các khoản chi NSNN đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ quy định hiện hành tiết kiệm chống lãng phí.
Cơ cấu chi ngân sách có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc thực hiện giao khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong huyện, hoạt động của các cơ quan, các đơn vị dự toán được tự chủ, thực hành tiết kiệm kinh phí, đời sống cán bộ, cơng chức từng bước được cải thiện.
Huyện đã phân cấp quản lý và điều hành chi ngân sách đã góp phần nâng cao tính chủ động của các đơn vị, các xã, thị trấn trong quá trình quản lý NS. Các đơn vị chủ động khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm có hiệu
quả. Các đơn vị, các cấp chính quyền đã từng bước chủ động trong bồi dưỡng, khai thác nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi.
Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô và các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện việc quản lý các khoản chi chặt chẽ, công khai minh bạch; các lĩnh vực chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung xây dựng cơ bản, chi sự nghiệp và chi thường xuyên đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Đảm bảo duy trì thường xun hoạt động của Đảng, đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy chính quyền huyện n Mơ. Góp phần giúp cho các cơ quan nhà nước huyện n Mơ hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
Công tác quyết toán chi ngân sách huyện đã thực hiện đúng với các quy định và hướng dẫn. Các loại báo cáo tài chính cơ bản được lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định, đúng mục đích chi, đúng các khoản mục quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính ln theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt vào đúng Mục lục chi NSNN đã quy định.
Công tác kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý chi ngân sách huyện cũng là một công tác hết sức quan trọng. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, từ đó phát hiện ra những sai phạm, bất hợp lý để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý và kiến nghị với các cơ quan chức năng điều chỉnh, sửa đổi bổ sung chính sách kịp thời góp phần vào việc hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách cấp huyện. Nhờ có cơng tác này mà huyện đã kịp thời phát hiện những khoản chi khơng đúng mục đích, chi sai, dàn trải, khơng tiết kiệm làm thất thốt một phần ngân sách của nhà nước.
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, nội dung dự toán chi mặc dù đã đảm bảo mức tối thiểu như định mức tỉnh đã quy định nhưng còn chưa sát với thực tế. Như việc quản lý chi thường xuyên khi xây dựng dự toán cho năm 2015 dự toán chi thường xuyên 285.960 triệu đồng, nhưng khi thực hiện chi thường xuyên là 344.913 triệu đồng lớn hơn nhiều so với dự toán. Đặc biệt trong nội dung chi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước,
Đảng, đoàn thể khi xây dựng dự toán khoản chi lương của khối Đảng, đoàn thể huyện đều đưa vào mục chi hoạt động của khối chính quyền cịn các nội dung chi hoạt động thì mới phân bổ cho Đảng, đồn thể chính vì vậy làm cho cơ cấu chi của khối chính quyền rất lớn. Hơn nữa tình trạng lãng phí trong chi thường xun ở lĩnh vực chi quản lý hành chính như mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo còn chưa hợp lý, lãng phí; tình trạng phát chế độ hội nghị cho đại biểu hưởng lương từ ngân sách vẫn diễn ra. Dẫn đến số chi thực tế lớn hơn nhiều so với số chi kế hoạch mà hàng năm huyện xây dựng. Vì vậy, việc tiết kiệm chi của huyện là khó dẫn đến số chi ngân sách hàng năm của huyện rất lớn.
Thứ hai, qua thực tế việc thực hiện chế độ cơng khai tài chính là chưa thực hiện được, thực hiện chưa đúng theo quy định, chưa niêm yết số liệu quyết tốn ngân sách huyện tại nơi cơng cộng mà chỉ thực hiện công khai trước các kỳ họp của HĐND cùng cấp. Chưa cụ thể hóa bằng văn bản, cơng khai cịn mang nặng tính hình thức, cơng khai chủ yếu trong nội bộ cơ quan, đơn vị và báo cáo cấp trên.
Thứ ba, cơng tác lập dự tốn chi đầu tư phát triển chưa bao quát đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu chi ngân sách huyện dẫn đến chỉ tiêu kế hoạch thấp, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Các khoản chi khi dự toán quá lớn so với thực tế chi sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân sách bị thâm hụt, chi sai mục đích. Thực tế năm 2015 dự tốn cho chi đầu tư phát triển là 23.600 triệu đồng nhưng khi quyết toán năm số chi thực là 91.144 triệu đồng, năm 2016 dự toán 37.353 triệu đồng nhưng khi quyết toán 119.901 triệu đồng, năm 2017 dự toán 34.600 triệu đồng, quyết tốn 124.414 triệu đồng. Nhìn vào số dự tốn và quyết tốn ta thấy có sự chênh lệch rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với dự toán.
Thứ tư, phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực cịn mang tính chất bình qn, nên đang cịn xảy ra tình trạng phân bổ chi ngân sách chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực. Tình trạng bổ sung dự tốn chi ngân sách vẫn đang còn xảy ra nhiều lần trong năm. Đối với cấp huyện việc xây dựng chi
ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và chiến lược.
Thứ năm, cơng tác quyết tốn chi ngân sách ở huyện n Mơ vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế như Phòng Tài chính - Kế hoạch chưa xuất tốn được một số khoản chi không đúng nguồn ngân sách trong dự toán được giao. Trong quá trình quyết tốn chi ngân sách chủ yếu thực hiện ở phịng Tài chính - Kế hoạch dựa trên hồ sơ đơn vị lập là chủ yếu nên chưa kiểm sốt được đơn vị có thực hiện chi hay chỉ lập hồ sơ để rút tiền ngân sách. Khi quyết toán ngân sách chưa thực hiện quyết toán từng nội dung các nguồn bổ sung có mục tiêu, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các chính sách bổ sung mục tiêu. Công tác lập báo cáo quyết toán chi ngân sách ở một số đơn vị còn nhiều hạn chế, chất lượng báo cáo đang cịn thấp, thơng tin, biểu mẫu báo cáo còn đang thiếu, chậm và thuyết minh chưa rõ ràng. Vì vậy khi cơng khai quyết tốn chi ngân sách chưa hiệu quả.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách khơng được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hoặc khi thực hiện theo sự chỉ đạo đột xuất của cấp ủy, UBND huyện Yên Mô. Công tác này cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả, còn hạn chế chậm được khắc phục. Một số trường hợp còn nể nang, ngại va chạm khi xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm nguyên tắc quản lý NSNN. Bên cạnh đó một số kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa được triển khai thực hiện kịp thời.
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân
*) Nguyên nhân chủ quan
- Về thể chế tài chính: Các quy định pháp luật về quản lý chi NSNN thiếu đồng bộ. Ngoài sự điều chỉnh của Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật NSNN, quản lý NSNN còn phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác như Luật quản lý thuế, Luật Thuế, Luật đầu tư, Luật tổ chức chính quyền địa phương ... và các Nghị định có liên quan đến chế độ tiền lương, bảo
hiểm, cơng đồn. Tuy nhiên, giữa chúng cịn có sự chồng chéo, khó triển khai, thực hiện trong thực tiễn, nhất là việc quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế quản lý tổ chức và bộ máy điều hành.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý chi NSNN là cần thiết trong điều kiện về kinh tế - xã hội có sự thay đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách, cơ chế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. Được thể hiện như khi Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội được ban hành. Các đơn vị trên địa bàn huyện ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán đầu năm, các đơn vị tiếp tục thực hiện 10% tiết kiệm chi thường xuyên để bố trí các nhiệm vụ phát sinh ngồi dự tốn. Chi mua sắm tài sản tạm ngừng, chi mua sắm tài sản thực sự cần thiết đã được bố trí trong dự tốn đầu năm. Ngồi ra, các cơng trình xây dựng cơ bản cũng phải được rà soát lại và cắt giảm. Song, hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức đã được HĐND tỉnh ban hành nhưng chưa đầy đủ, kịp thời, chưa cụ thể, khó thanh tra, kiểm tra. Hay về cấp phát ngân sách, tại Điều 57, Luật NSNN (2002) quy định “các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự tốn chi quý để thực hiện”. Quy định này đã gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện đầu tư, mua sắm lớn, trường hợp cần số tiền lớn hơn dự toán chi quý nhưng vẫn nằm trong dự tốn năm thì phải chờ sang q sau.
- Về nhận thức: Tình trạng khơng ít lãnh đạo, cán bộ nhân viên của các đơn vị vẫn còn tư tưởng vận dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi. Sử dụng các khoản chi NSNN chưa đúng quy định, ý thức quản lý sử dụng vốn lãng phí khơng tiết kiệm, khơng có hiệu quả. Theo quy định thẩm quyền cấp huyện không được ban hành các cơ chế chính sách, chế độ tài chính mà chỉ quản lý điều hành theo quy định của cấp trên mà chủ yếu là văn bản do Trung ương quy định áp dụng thống nhất trong cả nước nên nhiều chế độ không phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của huyện nhưng lãnh đạo vẫn áp dụng vào.
Thậm chí có những vấn đề biết rõ việc áp dụng, sử dụng NSNN khơng đúng, khơng có hiệu quả nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích cá nhân vẫn quyết định triển khai thực hiện.
- Về bộ máy và cán bộ: Tình trạng thiếu tính năng động, sáng tạo trong tư duy nhận thức và hành động; chậm đổi mới phương thức quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý NSNN là nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn đến tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực quản lý, điều hành NSNN cũng như công tác chi NS của huyện. Được thể hiện thơng qua việc lập dự tốn chi NSNN chưa bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện; việc chấp hành dự toán chi NSNN chưa được thực hiện đúng quy định, sử dụng NSNN sai mục đích, vượt định mức; gây lãng phí, khơng đúng quy định của pháp luật, khơng có hiệu quả; cơng tác kế tốn, quyết tốn chi NSNN chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ đội ngũ cán bộ phân tích và lập dự tốn chi NS chưa chuyên sâu, chưa có bộ phận chuyên trách cho lĩnh vực lập dự toán. Lập dự toán chi NS chưa bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Số liệu dự toán chi chủ yếu là ước thực hiện năm trước để lập dự toán chi cho năm kế hoạch. Tình trạng thiếu năng lực của một bộ phận cán bộ chun trách làm kế tốn, dẫn đến tình trạng hàng năm nhu cầu chi lớn nhưng lại không chi kịp thời dẫn đến chuyển nguồn lớn, chậm quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.
Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện n Mơ bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán dẫn đến thiếu nguồn vốn. Nhiều dự án xác định nguồn vốn từ nguồn thu tiền đấu giá, giá trị quyền sử dụng đất xen kẹp, nhưng kế hoạch đấu