Những mặt còn hạn chế trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (2) (Trang 78 - 80)

- Giá cả các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được áp dụng ngày càng linh hoạt hơn

2.3.3 Những mặt còn hạn chế trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa

Thứ nhất, Danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL còn nghèo nàn, đơn điệu, tính tiện lợi chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đến nay, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân nhưng số lượng các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chi nhánh cung cấp còn rất ít, chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết. Các dịch vụ của Chi nhánh còn mang tính truyền thống, không phù hợp với cuộc sống hiện đại của số đông khách hàng trẻ.

- Đối với dịch vụ huy động vốn: Chi nhánh mới cung cấp những sản phẩm tiết kiệm thông thường, chưa phát triển các dịch vụ nâng cao trên nền tảng dịch vụ gốc. Các sản phẩm tiền gửi còn đơn giản, chưa phù hợp với nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng của dân cư. Trong khi các NHTM cổ phần đã đưa ra rất nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn khách hàng với lãi suất cao hơn như: Techcombank có hình thức huy động tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm định kỳ vì tương lai, tích lũy bảo gia; ACB, Sacombank có hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm nhận tiền tại nhà… Các sản phẩm tiền gửi thanh toán chỉ áp dụng cùng một mức lãi suất, không phân biệt với tài

khoản có số dư lớn, chưa áp dụng đầu tư tự động với tài khoản cá nhân.

- Đối với dịch vụ cho vay: Chi nhánh mới chỉ chú trọng phát triển cho vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình mà chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã đưa ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới như: cho vay chứng minh tài chính, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua nhà dự án, cho vay lao động đi nước ngoài nhưng chưa được triển khai rộng rãi ở Chi nhánh, nhiều khách hàng còn chưa biết đến sản phẩm cho vay mới.

- Đối với dịch vụ thẻ: Chi nhánh mới chỉ chú trọng đến việc gia tăng số lượng thẻ mà chưa quan tâm đến các tiện ích, nhu cầu thực sự của khách hàng. Số lượng thẻ tín dụng phát hành nhiều nhưng tỷ lệ khách hàng không sử dụng, số thẻ tín dụng chưa được kích hoạt cũng tương đối lớn. Dịch vụ trả lương qua tài khoản đạt kết quả không cao, chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

- Một số dịch vụ ngân hàng khác như chiết khấu chứng từ có giá, bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử như Vietinbank iPay chưa được áp dụng rộng rãi cho khách hàng cá nhân. Các tiện ích mới của dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được khai thác nhiều mà chỉ mới thực hiện được chức năng vấn tin là chủ yếu, chưa thực hiện được các giao dịch khác.

Thứ hai, Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, dịch vụ Internet Banking mới chỉ dừng lại chủ yếu ở truy cấp thông tin. Hiệu quả sử dụng hệ thống máy ATM còn thấp, đa phần khách hàng chỉ sử dụng để rút tiền mặt. Các tiện ích khác như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại rất ít người sử dụng, thậm chí có

người còn không biết đến chức năng này.

Thứ 3, Thị phần các mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chính còn chiếm tỷ trọng thấp, đặc biệt là cho vay cá nhân. Cho vay cá nhân chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đặc thù chủ yếu là cho vay cá nhân, hộ gia đình và với mạng lưới rộng khắp đến tận huyện, xã nên thị phần cho vay của 2 ngân hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn. Mặc dù luôn chiếu tỷ trọng lớn thứ 3 trên địa bàn nhưng cho vay cá nhân hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 4% tổng dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình trên địa bàn. Trong năm 2010 với dư nợ đạt 579 tỷ đồng tăng 201 tỷ đồng so với năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng 53,2% trong khi tốc độ tăng trưởng chung trong toàn tỉnh chỉ đạt 23,7%. Thực tế trong các năm qua cho thấy tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức trên 30%. Trong khi tại Chi nhánh con số này chỉ chiếm khoảng 21%.

Thứ tư, Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại thu nhập chính của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá vẫn chủ yếu là thu nhập từ lãi cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Cho đến nay, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chưa có chương trình quản lý thu nhập, chi phí theo từng dòng sản phẩm, nên việc hạch toán thu nhập và chi phí của sản phẩm bán lẻ còn bị lẫn lộn với dòng sản phẩm khác nên chưa thống kê được con số cụ thể.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (2) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w