Khả năng cạnh tranh của các đối thủ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (2) (Trang 45 - 48)

- Chất lượng phục vụ khách hàng: NHTM chỉ mở rộng được dịch vụ bán lẻ nếu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Trong môi trường cạnh

d/ Khả năng cạnh tranh của các đối thủ

Khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp, tinh vi hơn cho khách hàng, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi không phải dễ dàng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều ngân hàng nội địa thiếu chuyên môn và kiến thức về sản phẩm để cung cấp các dịch vụ tài chính đang có nhu cầu ngày càng gia tăng này. Cùng với sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế phát triển, sự bùng nổ của

các nền kinh tế mới như Trung Quốc, Braxin, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ... đang ngày càng có sức hút mạnh mẽ với các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong cuộc chơi toàn cầu. Một thị trường khách hàng rộng lớn chưa được khai thác, triển vọng sáng lạn về lợi ích thu được trong cho vay bán lẻ cao hơn rất nhiều so với bán buôn. Điều đó khiến cho việc các ngân hàng lớn trên thế giới đang đặt tương lai phát triển của mình tại thị trường này nhiều hơn là tại sân nhà của họ là không có gì đáng ngạc nhiên.

Thị trường bán lẻ sẽ không còn là sân chơi độc quyền của các ngân hàng. Các tổ chức phi tài chính đang hành động một cách ráo riết để chiếm lĩnh thị phần vì thế ranh giới của tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính đang ngày càng không rõ ràng.

1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới

Dịch vụ tài chính ngân hàng đang có bước chuyển mới, một lượng dân cư khổng lồ đang tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Để có thể mở rộng dịch vụ NHBL đầy tiềm năng, các Ngân hàng thương mại nên tìm hiểu kinh nghiệm của các ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Dưới đây là một số kinh nghiệm của ngân hàng HSBC.

Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC:

Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. Với trụ sở chính lại London, HSBC có gần 10.000 văn phòng tại 86 quốc gia và cùng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của tập đoàn là 2.527 tỷ USD tính đến 31/12/2008.

Trong dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, HSBC cho ra đời một loại các sản phẩm và dịch vụ hoàn thiện bao gồm HSBC Premier (sản phẩm hàng đầu) và HSBC Power Vantage (lợi nhuận cao).

HSBC Premier là loại sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng cao cấp của ngân hàng. Nguồn lợi từ sản phẩm này bao gồm các mối quan hệ ở các cấp quản lý, các dịch vụ đầu tư, các dịch vụ quản lý sự giàu có, các thẻ

tín dụng premier được chấp nhận trả trước tại những trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Các khoản tín dụng theo kỳ hạn của HSBC là một sản phẩm thực sự khác biệt, Sản phẩm này đưa cho khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt.

Sản phẩm HSBC Power Vantage dành cho phân khúc thị trường trung bình với các khách hàng được thu lợi từ các dịch vụ đầu tư và bảo hiểm, truy nhập thẻ Visa ATM giá trị 10.000 USD, hoá đơn thanh toán trực tiếp miễn phí, thanh toán khoản ký sec và bảo trợ các sec ký không bị trả lại.

HSBC cũng phục vụ cho các nhu cầu quản lý nghiệp vụ tài sản cho cộng đồng những người vô gia cư tại Ấn Độ, để đẩy mạnh sự hiện diện đầy lợi thế này của mình, HSBC đã thiết lập cơ sở mới với 85.000 tài khoản.

HSBC tham gia vào các hoạt động hợp tác phát triển bền vững tập trung vào vấn đề giáo dục và môi trường. Ở Ấn Độ, ngân hàng ủng hộ sự nghiệp giáo dục một cách đặc biệt cho các trẻ em nghèo và bị kỳ thị. Bảo tồn thiên nhiên và các dự án về môi trường là lĩnh vực hoạt động cộng đồng khác của ngân hàng. Hợp tác phát triển bền vững không chỉ là hoạt động từ thiện đơn thuần, HSBC đảm nhận vai trò này một cách nghiêm túc và hy vọng tạo ra một môi trường nơi kinh doanh và môi trường tự nhiên có thể phát triển cùng nhau.

Bài học kinh nghiệm rút ra là để mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì các ngân hàng thương mại cần cung cấp dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, mạng lưới chi nhánh rộng lớn, sản phẩm đa dạng hoá và có sự khác biệt, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và tham gia các chương trình cộng đồng.

Tóm lại, chương 1 với những nội dung được đề cập đã giới thiệu một cách tổng quan các lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các đối tượng tác động tới phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, vai trò và sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận trên, các NHTM Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm trong công tác phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách có chọn lọc và phù hợp với điều kiện, tình hình thị trường và năng lực tài chính của mình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (2) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w