Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án

Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp luật thực định để làm rõ mục đích của luận án đó là:

1) Về mặt lý luận:

- Câu hỏi nghiên cứu: Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước là gì? Tại sao phải kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước bằng pháp luật?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, các quan niệm về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước và vai trị của pháp luật trong kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước chưa nhìn nhận một cách tồn diện và thấu đáo.

Kết quả nghiên cứu: Làm sáng tỏ các khái niệm và đưa ra cách hiểu thống nhất về những vấn đề nêu trên.

- Câu hỏi nghiên cứu: Pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm môi trường nước ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Có những u cầu gì đặt ra đối với pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm môi trường nước ở Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, chưa xác định được yêu cầu và việc đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu: Pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước giữ vai trị quan trọng trong điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước, chủ nguồn nước thải và cộng đồng dân cư trong hoạt động kiểm soát ơ nhiễm mơi trường nước; góp phần giữ gìn mơi trường nước trong lành cho con

người và hệ sinh thái. Các quy định pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường nước bao gồm các nội dung: Quy hoạch TNN và Quy hoạch BVMT; Thông tin môi trường nước; Quản lý nguồn thải vào môi trường nước; Quy chuẩn kĩ thuật môi trường nước; Xử lý vi phạm pháp luật KSONMTN….; đáp ứng được các yêu cầu và cơ chế đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.

2) Về mặt pháp luật thực định

- Câu hỏi nghiên cứu: Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam được quy định trong văn bản pháp luật như thế nào? Những ưu điểm và hạn chế của các quy định này?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMTN ở Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu quản lý và bảo vệ MTN. Tuy nhiên, cũng có nhiều quy định chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, dẫn đến hiệu quả KSONMTN bằng pháp luật chưa đạt như mong muốn.

Kết quả nghiên cứu: Tìm ra những tồn tại, hạn chế trong quy định pháp luật KSONMTN; những khó khăn, vướng mặc trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật này và chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế, bất cập đó.

3) Về đề xuất, kiến nghị

- Câu hỏi nghiên cứu: Phương hướng, giải pháp nào để giải quyết các tồn tại, hạn chế trong pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay chưa có các định hướng, giải pháp một cách đầy đủ, toàn diện để khắc phục và hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về KSONMTN ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu: Đưa ra được các định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMTN ở Việt Nam, đảm bảo khách quan, hợp lý và toàn diện.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w