Xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 117)

3.7. Thực trạng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm số tơ nhiễm mơ

3.7.1. Xử lý vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính trong KSONMTN được căn cứ chủ yếu tại các văn bản: Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật BVMT năm 2020; Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, có hiệu lực từ ngày 25/8/2022; Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khống sản; Nghị định số 04/2022/NĐ- CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; TNN và khống sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 đã bổ sung, hoàn thiện một số quy định như bổ sung quy định chi tiết về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (Điều 5); bổ sung đối tượng áp dụng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường (thêm đối tượng cá nhân, tổ chức trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam có hành vi vi phạm) [11]. Các hành vi vi phạm bị xử lý liên quan đến KSONMTN bao gồm các quy định xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường; hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường.

Hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, ngồi ra tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước giấy phép mơi trường, đình chỉ hoạt động có thời hạn và biện pháp khắc phục hậu quả như

buộc khơi phục lại tình trạng mơi trường ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức (Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022) [11].

Thực tiễn triển khai cho thấy quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực KOSNMTN vẫn cịn nhiều tồn tại, vướng mắc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức xử phạt vi phạm chưa tương xứng với mức độ thiệt hại của

hành vi gây ONMTN. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT chỉ là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, mức phạt này khơng có gì thay đổi giữa Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 [11]. Thực tiễn cho thấy mức phạt này vẫn chưa đảm bảo tính răn đe, thậm chí có trường hợp cá nhân, pháp nhân chấp nhận nộp phạt để vi phạm. Ví như vụ việc Công ty Cổ phần Vedan Việt Nam xả thải trực tiếp xuống sông Thị Vải (tháng 10/2008) bị xử phạt hành chính 267 triệu đồng, trong khi phí BVMT truy thu với lượng nước thải đã xả trái phép là 127 tỷ đồng; buộc công ty phải đầu tư 33 triệu USD để nâng cấp công nghệ, bảo đảm nước thải đạt quy chuẩn môi trường [94]. Như vậy, số tiền truy thu và yêu cầu khắc phục hậu quả cao hơn nhiều so với mức xử phạt vi phạm hành chính. Một ví dụ khác là Cơng ty TNHH Delta Galil Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực dệt, nhuộm, may) tại Cụm công nghiệp Cát Trinh, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, Bình Định. Với hành vi khơng vận hành hệ thống xử lý nước thải, gây ONMTN được thực hiện trong một thời gian dài (từ năm 2016-2018), gây hậu quả nghiêm trọng nhưng tổng số tiền phạt mà Công ty phải nộp chỉ tối đa là 300 triệu vào tháng 9/2018 (căn cứ vào điểm q, khoản 3, Điều 13, Nghị định 155/2016/NĐ-CP “phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ)). So với chi phí bỏ ra để vận hành hệ thống xử lý chất thải hóa học thì đây là một chi phí khơng đáng bận tâm. Vì chi phí để vận hành một hệ thống xử lý chất thải hóa học (nước thải nhuộm, nước thải xi mạ) khoảng từ 15.000 đồng đến 30.000

đồng/1m3. Với 1.800m3/ngày x 15.000 đ = 27 triệu/ 1 ngày x 30 ngày (ví dụ khơng vận hành 30 ngày) = 810 triệu. Nếu bị phát hiện thì chỉ bị phạt tối đa 300 triệu (bằng 11 ngày không vận hành), Cơng ty vẫn cịn thu lợi 510 triệu cho 19 ngày không vận hành hệ thống xử lý chất thải nên sẵn sàng nộp phạt [42, tr.93].

Thứ hai, về chênh lệnh giữa mức xử phạt cho cá nhân và pháp nhân. Như

đã làm rõ ở trên, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với pháp nhân, tuy nhiên khơng rõ căn cứ vì sao mức phạt cho pháp nhân lại gấp đôi cá nhân. Tác giả cho rằng nhà làm luật đánh giá pháp nhân có điều kiện về quy mơ, tài chính nhiều hơn so với cá nhân nên mức xử phạt cao hơn. Tuy nhiên, căn cứ ra quyết định xử phạt là mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra chứ không phải là khả năng nộp phạt của chủ thể vi phạm.

Thứ ba, hệ thống văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hiện có hai hệ

thống cho lĩnh vực BVMT và TNN nên sẽ có độ vênh nhất định khi áp dụng. Ví dụ, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định các hành vi vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ơ nhiễm nguồn nước với mức xử phạt từ 30.000.000 đ đến 250.000.000 đ (Điều 24, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020) [8], tuy nhiên Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 đã quy định hành vi vi phạm trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố chất thải, liên quan trực tiếp đến ONMTN, với mức xử phạt từ 5.000.000 đ đến 1.000.000.000 đ (Điều 39, Điều 40, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022) [11].

Thứ tư, mặc dù đã có quy định về hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt

động có thời hạn 01 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm hành chính về BVMT (Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022) [11], tuy nhiên, việc áp dụng hình thức này cịn hạn chế do những hệ lụy trong giải quyết công ăn, việc làm của người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, về tổ chức thi hành, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế thi

hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản liên quan chưa có

quy định hình thức cưỡng chế thi hành đối với hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc khắc phục hậu quả, buộc di dời cơ sở gây ONMTN, buộc xây lắp cơng trình bảo vệ mơi trường theo quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hình thức cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng chế nhưng khơng thực hiện quyết định cưỡng chế;… kéo theo khó khăn trong việc ban hành quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền, vì trong quyết định cưỡng chế phải ghi rõ biện pháp cưỡng chế được áp dụng. Do đó, đã làm xuất hiện hiện tượng tái phạm vi phạm lần 2 và lần 3 của các chủ thể vi phạm hành chính [42, tr.94]. Lấy ví dụ vụ việc Nhà máy mía đường - cồn Long Mỹ Phát, tỉnh Hậu Giang có hành vi xả nước thải ra sơng Cái Lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng năm 2019. Ngày 23/7/2019, UBND tỉnh Hậu Giang đã ra Quyết định xử phạt Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát 714 triệu đồng và hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động 4,5 tháng kể từ ngày 23/7/2019. Tuy nhiên, theo Biên bản kiểm tra do Đội liên ngành kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh lập ngày 9/12/2019, Cơng ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ vẫn tiếp tục vận hành Nhà máy đường và có xả thải ra mơi trường khi chưa hoàn thành các nội dung theo Kết luận thanh tra của Tổng cục Môi trường và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh [84].

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w