Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 86)

3.1. Thực trạng các quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên

3.1.3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt là nội dung mới đưa vào Luật BVMT năm 2020. Kế hoạch được lập theo thời kỳ 05 năm, phù hợp với Quy hoạch BVMT quốc gia đối với sông, hồ liên tỉnh và phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đối với sông, hồ nội tỉnh (Điều 8, Điều 9, Luật BVMT năm 2022) [21]. Đây là quy định thể hiện rõ nguyên tắc phòng ngừa trong KSONMTN, nội dung kế hoạch bao gồm các nội dung rất quan trọng với phòng ngừa, dự báo ONMTN bao gồm: i) Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy; ii) Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; iii) Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt; iv) Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt khơng cịn khả năng chịu tải; v) Biện pháp phịng ngừa và

giảm thiểu ơ nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; vi) Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt và vii) Tổ chức thực hiện (khoản 2, Điều 9, Luật BVMT năm 2020) [21].

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 hướng dẫn chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt (Điều 4, Điều 5) [10]. Tuy nhiên, văn bản này chưa hướng dẫn cụ thể biểu mẫu kế hoạch và các phụ lục, hồ sơ kèm theo, dẫn đến việc triển khai trên thực tế chưa được cụ thể. Bên cạnh đó, nội dung kế hoạch có đề cập đến thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động, đây là cách tiếp cận rất mới và có nhiều ưu điểm trong KSONMTN, tác giả đã đề cập đến cách phân loại này trong Chương 2. Tuy nhiên, trong Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan lại không làm rõ khái niệm ô nhiễm điểm và ô nhiễm diện.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w