Quy hoạch tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)

3.1. Thực trạng các quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên

3.1.2. Quy hoạch tài nguyên nước

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 quy định về quy hoạch TNN bao gồm các cấp độ sau:

- Quy hoạch TNN là quy hoạch ngành quốc gia.

- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chun ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm.

- Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chun ngành, được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và nội dung quy hoạch phải căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.

Liên quan đến KSONMTN, nội dung quy hoạch TNN có bao gồm các nội dung về bảo vệ TNN: i) Xác định các khu vực bị ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; ii) Xác định các cơng trình, biện pháp phi cơng trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; iii) Xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước (Điều 19, Luật TNN năm 2012) [18].

sau:

Về trách nhiệm lập quy hoạch TNN, pháp luật về TNN phân định như

- Bộ TN&MT: Chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Cơng thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập quy hoạch tài ngun nước chung của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Điều 21, Luật TNN năm 2012) [18]. Chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sơng liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Điều 5, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018)

- UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cùng cấp thơng qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ TN&MT (Điều 21, Luật TNN năm 2012) [18].

Tính đến thời điểm hiện nay, các tỉnh đã có quy hoạch TNN là 41 tỉnh, thành phố và các tỉnh chưa lập quy hoạch TNN là 23 tỉnh, thành phố gồm Bến Tre; Cần Thơ, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Lắk; Đắk Nông; Hà Nội; Hồ Chí Minh; Hải Dương; Hịa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Ninh Thuận; Quảng Nam; Tây Ninh; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Trà Vinh [87].

Liên quan đến quy hoạch TNN, Luật BVMT năm 2020 quy định 2 cấp độ quy hoạch BVMT gồm: cấp quốc gia và cấp vùng, cấp tỉnh. Quy hoạch BVMT cấp quốc gia phải căn cứ vào chiến lược BVMT quốc gia và kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển (Điều 23). Quy hoạch cấp vùng, cấp tỉnh lồng ghép với quy hoạch chung của tỉnh, phù hợp với pháp luật quy hoạch (Điều

24) [21]. Việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch BVMT quốc gia được quy định tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch BVMT thời

kỳ 20 21 – 20 30 , tầ m nh ìn đế n nă m 20 50 . Tr on g đó , th ời gia n lập qu y ho

điểm hiện tại đã q 24 tháng nhưng quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn chưa được phê duyệt.

Qua đánh giá quy định về quy hoạch TNN với quy hoạch BVMT, có thể thấy nội dung liên quan đến KSONMTN trong quy hoạch BVMT chưa có định hướng chi tiết, chưa thể hiện mối liên hệ giữa 2 cấp độ quy hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh; đặc biệt chưa xác định được vị trí của quy hoạch BVMT đối với các loại quy hoạch khác như quy hoạch về đa dạng sinh học, quy hoạch TNN. Một điểm chung trong tất cả các quy định về lập và thực hiện quy hoạch chưa phân định rõ trách nhiệm tham gia lập quy hoạch và chế tài xử lý trong trường hợp các bên không tham gia lập và thực hiện quy hoạch; chưa có quy định về trách nhiệm tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tham gia xây dựng quy hoạch. Trong quy định pháp luật chưa thể hiện các nguyên tắc ưu tiên trong xác định các hoạt động và phân bổ kinh phí cho các nội dung này. Các quy hoạch thường ở tầm vĩ mô, chưa xác định chi tiết và phân định trách nhiệm quản lý, thực hiện cho các bộ, ngành, địa phương.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w