3.1. Thực trạng các quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên
3.1.1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước
Luật TNN năm 2012 quy định về điều tra cơ bản TNN, chiến lược và quy hoạch TNN. Theo đó, kết quả điều tra cơ bản TNN là căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch TNN (Điều 14, Điều 17, Luật TNN năm 2012) [18]. Điều tra cơ bản TNN bao gồm các hoạt động sau: i) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước; ii) Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần; iii) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước; iv) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; v) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; vi) Xây dựng và duy trì hệ thống thơng tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; vii) Xây dựng báo cáo
tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực (khoản 1, Điều 12, Luật TNN năm 2012). Để triển khai đánh giá cơ bản TNN trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 432/QĐ- TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về trách nhiệm điều tra cơ bản TNN, Luật TNN năm 2012 quy định như sau:
- Bộ TN&MT có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hàng năm.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ TN&MT để tổng hợp.
Trong thời gian vừa qua, từ Trung ương đến địa phương đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án về điều tra, đánh giá TNN và các hoạt động khai thác, sử dụng nước. Tuy vậy, cơng tác điều tra, đánh giá TNN cịn hạn chế, thiếu đồng bộ. Cụ thể, nguồn nước mặt mới thực hiện điều tra, đánh giá ở mức tổng quan; nguồn nước dưới đất mới điều tra, đánh giá tổng hợp, lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất, bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:200.000 phủ kín tồn quốc; cơng tác điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước thực hiện khoảng 6%; điều tra, lập danh mục hồ chứa từ năm 2008 đến nay chưa được cập nhật. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh, đồng nghĩa với việc gia tăng nhanh chóng số lượng các cơng trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước. Vì vậy, xét về cả phạm vi, quy mơ, thời gian thực hiện có thể thấy rằng, các thông tin, số liệu khá phân tán, thiếu đồng bộ, không được cập nhật, quy mô tổng hợp không thống nhất trên phạm vi cả nước. Dẫn
đến việc thiếu nhiều thông tin, dữ liệu đầy đủ, tin cậy, không đáp ứng được yêu cầu trong cơng tác tính tốn, kiểm kê tài nguyên nước [119] .
Nguyên nhân của tình trạng trên là do mạng lưới quan trắc, đo đạc môi trường nước cịn thiếu và yếu. Kiểm kê TNN, trong đó, có kiểm kê về số lượng nguồn nước mặt là ghi nhận thông tin đặc trưng của TNN về số lượng, chất lượng thông qua đo đạc, kiểm đếm bằng các cơng trình quan trắc, đo đạc, đánh giá tài nguyên nước. Tuy nhiên, số lượng và mật độ các cơng trình đo đạc, quan trắc cịn thưa so với mạng lưới sơng, suối trên phạm vi cả nước. Mạng lưới quan trắc nước mặt mới chỉ có khoảng 354 trạm thủy văn, đang đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 23 trạm tài nguyên nước mặt độc lập, 23 trạm thủy văn lồng ghép trạm tài nguyên nước mặt ở 11 lưu vực sơng liên tỉnh và cịn hàng trăm lưu vực sông liên tỉnh khác chưa được đo đạc, quan trắc [119].