Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty VMEP Việt Nam (Trang 26)

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp hoặc gian tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ và tính chất tác động khác nhau do đó doanh nghiệp khó kiểm sốt được mơi trường này. Mơi trường vĩ mơ gồm các yếu tố:

1.4.1 Các yếu tố bên trong Doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào đều có những điểm mạnh và những điểm yếu trong các lĩnh vực kinh doanh của mình. Phân tích đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu trong các mối quan hệ

giữa các bộ phận chức năng của doanh nghiệp, bao gồm: nguồn nhân lực, sản xuất, tài chính, makerting, nghiên cứu & phát triển, thông tin…

1.4.2 Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các cấp và người thừa hành trong doanh nghiệp. Phân tích nguồn nhân lực nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức, trong từng bộ phận chức năng so với yêu cầu cơng việc để từ đó có kế hoach đãi ngộ, sắp xếp, đào tạo và sử dụng hợp lý các nguồn lực, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự thành công của các chiến lược đề ra.

1.4.3 Sản xuất:

Sản xuất là hoạt động chính của doanh nghiệp, gắn liền với việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ với các yếu tố chủ yếu như: khả năng sản xuất, chất lượng dịch vụ, chi phí thấp làm hài lịng khách hàng. Phân tích hoạt động sản xuất giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế canh tranh so với đối thủ.

1.4.4 Tài chính kế tốn:

Liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ, phân tích đánh giá hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp kiểm sốt được hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Các yếu tố tài chính như: Khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu, từ đó phục vụ cho các quyết định sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm rõ được các chi phí nhằm tạo ra điểm mạnh cho doanh nghiệp.

1.4.5 Marketing:

Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp bao gồm: nghiên cứu thị trường để nhận dạng các cơ hội kinh doanh, hoạch định các chiến lược về phân phối sản phẩm, về giá cho phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến, đồng thời là yếu tố chính tạo điều kiện cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.6 Nghiên cứu và phát triển:

Giúp doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả các cơng nghệ tiên tiến, tạo ra lợi thế cạnh tranh về phát triển sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí.

1.4.7 Hệ thống thơng tin:

Phân tích hệ thống thơng tin giúp đánh giá thông tin của doanh nghiệp hiện có đầy đủ khơng, thơng tin thu thập được có chính xác và kịp thời giữa các bộ phận hay khơng, giúp doanh nghiệp có được những thơng tin với độ chính xác cao, đầy đủ làm cơ sở xây dựng chiến lược đúng đắn.

1.4.8. Các yếu tố của mơi trường bên ngồi 1.4.8.1 Môi trường vĩ mô:

❖ Kinh tế (GDP,CPI, PPI...)

Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, khi nền kinh tế phát triển và thu nhập cá nhân của người dân tăng lên dẫn đến nhu cầu mua xe mới cũng tăng theo. Các chỉ số liên quan cụ thể như: Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm, thu nhập bình quân đầu người/năm, tốc độ lạm phát...

❖ Chính trị, pháp luật

Có thể nói, một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức chính trị luật pháp ở các quốc gia sở tại . Mỗi quyết định mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả đều bị chi phối bởi chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Ngành sản xuất xe máy cũng vậy, nó chịu tác động của thuế, luật thương mại, luật kinh doanh . . . và Công ty VMEP cũng là một trường hợp không ngoại lệ. Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ. Vì thế cần có chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các điều khoản về tự do thương mại.

Liên quan tới vấn đề nội địa hóa, trong khi chiếc xe máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài phải chịu thuế suất 30 – 40% , những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước cũng phải chịu thuế suất 20 – 25% thì rõ ràng, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dịng xe có giá vừa phải

❖ Văn hóa, xã hội

Bao gồm các tập tục, truyền thống, phong cách sống của người dân, quan điểm tiêu dùng, thói quen mua sắm đều có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng là nguy cơ cho doanh nghiệp khác, vì vậy doanh nghiệp can quan tâm nghiên cứu kỹ khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh …

❖ Yếu tố công nghệ kỹ thuật:

Sự phát triển như vũ bao của công nghệ và kỹ thuật trong những thập niên gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như khơng ít nguy cơ cho tất cả các doanh nghiệp, sự phát triển công nghệ mới làm cho các công nghệ cũ trở nên lạc hậu. Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến làm rút ngắn vòng đời sản phẩm nên địi hỏi phải thích ứng nhanh chóng. Doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

❖ Yếu tố tự nhiên:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt dần và trở nên khan hiếm, vấn đề ô nhiễm mơi trường, cắt giảm khí thải đang ngày càng được xã hội quan tâm. Do vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét khi hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

1.4.8.2 Môi trường vi mô:

Là môi trường rất năng động, gắn liền và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích mơi trường vi mơ giúp doanh nghiệp tìm ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, phát hiện ra các cơ hội và các thách thức để có chiến lược cho phù hợp. Thơng thường các doanh nghiệp áp dụng mơ hình năm tác lực của Michael E.porter (1980) để phân tích mơi trường vi mơ doanh nghiệp (hay cịn gọi là phân tích cấu trúc ngành kinh doanh). Mơ tả hiện trạng của cuộc cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm yếu tố.

Hình 1.2: Mơ hình năm tác lực của Michael E.porter ( 1980 ) ❖ Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành diễn ra gay gắt, do các đối thủ cảm thấy bị chèn ép hoặc tìm kiếm cơ hội để giành lấy vị trí trên thương trường. Dù có ít hay nhiều đối thủ các công ty này ln có khuynh hướng đối chọi nhau và luôn chuẩn bị các nguồn lực đối phó lẫn nhau, bất kỳ hành động của công ty nào đều có hiệu ứng kích thích các cơng ty khác phản ứng lại. Do đó thị trường ln trong trạng thái khơng ổn định.

Các đối thủ thường dùng các chiến thuật thơn tính lẫn nhau như: Cạnh tranh về giá, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hoặc chương trình hậu mãi sau bán hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ. Để được tồn tại trên thương trường, doanh nghiệp phải nhận định được tất cả đối thủ cạnh tranh và xác định cho được khả năng, ưu thế, khuyết điểm, mối đe dọa và mục tiêu chiến lược của họ.

❖ Đối thủ mới tiềm ẩn:

Không mạnh hơn, nhưng sự xuất hiện của các đối thủ này đã làm tăng thêm khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp vào thị trường, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối thủ mới tìm được đúng đối tượng khách hàng có khả năng thanh tốn và có quan điểm tiêu dùng đã thay đổi. Đối thủ mới mạnh hơn mang đến

Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

Quyền lực thương lượng của người mua

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc

Quyền lực thương lượng của người cung

năng lực sản xuất mới, và không che dấu mong muốn chiếm lĩnh một phần nào đó của thị trường. Nếu nhập cuộc họ sẽ tạo ra một số biến động trong toàn ngành với chiến thuật bán giảm giá để lôi kéo và thu hút khách hàng.

❖ Sản phẩm thay thế:

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng và lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế doanh nghiệp sẽ bị rơi lại ở thị trường nhỏ bé. Do đó, các doanh nghiệp khơng ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng cơng nghệ mới vào chiến lược của mình.

❖ Những khách hàng (người mua ):

Khách hàng là một phần của cơng ty, do đó khách hàng trung thành là một lợi thế rất lớn của công ty. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu mà công ty mang đến cho họ được thỏa mãn tốt hơn. Người mua tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành.

Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường và tầm quan trọng của các hàng hóa mua của ngành xét trong mối tương quan với toàn bộ hoạt động kinh doanh chung của ngành.

❖ Những nhà cung cấp:

Những nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của mình đối với các thành viên trong cuộc thương lượng bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa (dịch vụ) mà họ cung cấp. Những người cung cấp có thế lưc bằng cách đó chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó khơng có khả năng bù đắp lại chi phí tăng lên trong mức giá của ngành. Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết các nhà cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường. Các đối tượng sau đây cần quan tâm: Người bán vật tư thiết bị, nhà cung cấp nguyên vật liệu, cộng đồng tài chính. v.v.

1.5 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh xe máy

Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của các ngành kinh tế. Trong số đó khơng thể khơng kể đến ngày sản xuất lắp ráp xe máy; một ngành trực tiếp đáp ứng nhu cầu đi lại của đa số bộ phận dân số ở thị trường này.

Ngành sản xuất mô tô, xe máy là ngành cấp 4, mã ngành 3091 trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam. Nhóm ngành này bao gồm:

- Sản xuất mơ tơ xe máy có bàn đạp haowcj xe đạp có một động cơ bổ trợ. - Sản xuất động cơ cho xe mô tô.

- Sản xuất xe thùng.

- Sản xuất bộ phận và linh kiện cho xe Mơ tơ.

Quy trình sản xuất xe máy bao gồm: Sản xuất linh kiện phụ tùng ( các ngành công nghiệp phụ trợ) – Lắp ráp ( các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp)- Phân phối và tiêu thụ sản phẩm (nhà phân phối, khách hàng).

Ngành công nghiệp xe máy ra đời ở Việt Nam khá muộn, nhưng đã đóng góp vào GDP 1~2% hàng năm, thu hút khoảng 100.000 lao động trực tiếp. Việt Nam hiện có hơn 60 doanh nghiệp tham gia ngành cơng nghiệp xe máy, trong đó 50 doanh nghiệp trực tiếp tham giá sản xuất, còn lại lắp ráp. Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa đạt từ 70~90%. Song theo thống kê của Bộ Giao Thông Vận tải đến cuối năm 2016 lượng xe máy lưu thông trên đường đã lên đến 45 triệu xe, tổng công xuất mỗi năm của xe máy Việt Nam đã lên đến 5 triệu xe/năm. dự đốn trong vịng 5~10 năm tới thị trường Việt Nam sẽ bão hịa. Có thế thấy, ngành xe máy đang gặp nhiều khó khăn, sản lượng và doanh thu của các doanh nghiệp xe gắn máy đang sụt giảm, Do đó, các doanh nghiệp xe gắn máy đã và đang khai thác mở rộng thị trường Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi...

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quát khái niệm chung về Market ting, so sánh sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại, nêu lên những mục tiêu và chức năng chủ yếu của Marketing; trình bày những cơng cụ Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình trên thị trường, đó là các thành

phần cơ bản gồm Sản phẩm (Product), giá cả (Price), kênh phân phối (Place), chiêu thị cổ động (Promotion)

Để phân tích thực trạng của một doanh nghiệp tác giả đã làm toát lên được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp như các yếu tố mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi. Từ cơ sở lý luận các vấn đề tổng quan trên, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của cơng ty VMEP trong Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CƠNG TY VMEP

2.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty VMEP 2.1.1 Q trình hình thành:

Cơng ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam là Cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi, được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 341/QP ngày 25/03/1992 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư). đây là Cơng ty có vốn nước ngồi đầu tiên được phép sản xuất lắp rắp, kinh doanh xe máy và phụ tùng xe máy mang nhãn hiệu SYM tại Việt Nam.

Ngày 25/03/1992: được cấp giấy phép đầu tư (341/GP) tại nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 01/07/2000: Nhà máy chế tạo động cơ chính thức hoạt động.

Ngày 20/12/2003: Xưởng gia cơng bánh răng và Xử lý nhiệt (GMF) chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 28/03/2005: Thành lập Trung tâm Phụ tùng Đông Nam Á (tại KCN Amata).

Ngày 20/12/2007 : Chính thức chào bán cố phần tại thị trường chứng khoán Hồng Kong

Từ năm 2007 đến năm 2016 liên tục nhận được các giải thưởng cao quý như giải thưởng "Rồng vàng" ; danh hiệu "Doanh nghiệp xuất sắc" tỉnh Đồng Nai năm 2006; Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao ; giải hưởng “VietNam Golden FDI” ; Giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam; Giải thưởng“Thương hiệu,Nhãn hiệu nổi tiếng – 2016”…

Tên Công ty: Công ty Hữu Hạn Chế Tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam(Viết tắt: Công ty VMEP)

Tên tiếng Anh: Viet Nam Manufacturing Import & Export processing Co, Ltd(VMEP).

Trụ sở chính: Khu phố 5, phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh đồng Nai.

Tel: 84 – 61 – 3812080 Fax: 84 – 8 – 9303391

(Tel: 84 - 08 - 39293181).

Chi nhánh Miền Bắc: Đường Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. (Tel: 84 - 46 - 28000215).

Website: http://www.sym.com.vn/ Tổng vốn đầu tư: 160,000,000 USD Vốn điều lệ : 58,560,000 USD

Chủ tịch HĐTV: Ông Chou Ken Yuan Tổng giám đốc: Ông Lu Tien Fu

Logo Cơng ty:

•SYM: Sanyang Motor

• Mũi tên: sự phát triển khơng ngừng của Công ty

Qua hơn 25 năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, số lượng xe máy Công ty VMEP đã tiêu thụ tại thị trường Việt Nam luỹ kế vượt trên 3.000.000 chiếc, luỹ kế xuất khẩu vượt trên 600.000 chiếc, tỷ lệ linh kiện xe máy nội địa hóa do Cơng ty sản xuất tại Việt Nam đã đạt trên 80%. Năm 2005 , Công ty VMEP đi tiên phong

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty VMEP Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)