Các yếu tố mơi trường bên ngồi:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty VMEP Việt Nam (Trang 68 - 79)

2.3.4 .Chiến lược tiêu thị cổ động

2.3.4.3 .Bán hàng trực tiếp

2.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động Marketing của công ty

2.4.2 Các yếu tố mơi trường bên ngồi:

2.4.2.1 Môi trường vĩ mô:

❑Môi trường kinh tế :

Kinh tế thế giới năm 2016 đã chứng kiến những biến động lớn, ẩn chưa nhiều yếu tố bất định. Trong đó đáng chú ý nhất là những sự kiện: (ii) chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ; (ii) giá năng nượng và lương thực thế giới phục hồi ổn định; và (iii) Mỹ nâng lãi suất khi đã thấy đủ tự tin thoát khỏi suy thoái kinh tế. Trước đó, một sự kiện đáng kể trong năm là Brexit, gây ra nhiều phán đốn và nhiều thơng điệp khác nhau về tương lai.

➢ Kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi nhờ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cùng với sự ổn định của ngành nông nghiệp trong Quý 4. Kinh tế tăng trưởng 6,68% trong Quý 4 và 6,21% trong cả năm 2016 ; Lạm phát cả năm hướng tới mức 5%, Chỉ số giá cuối năm tăng 4,74% (yoy) so với cùng kỳ năm 2015.

Nguồn:Tổng cục thống kê Việt Nam(http://www.gso.gov.vn)

Hình 2.17: Tình hình tăng trường GDP của Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (http://www.gso.gov.vn)

Hình 2.18: Tình hình chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước

➢Hoạt động của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo, tăng trưởng ổn định. Chỉ số PMI duy trì trên ngưỡng 50 điểm trong cả năm 2016. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 16,2% trong khi số vốn đăng ký tăng 48,1% so với năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng lao động và số việc làm mới giảm nhẹ so với năm 2015, cho thấy nền kinh tế đang có sự dịch chuyển cơ cấu theo hướng bớt thâm dụng lao động hơn.

➢ Thương mại tăng trưởng nhanh trong Quý 4, chủ yếu nhờ sự phục hồi của giá xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5% (yoy) trong khi nhập khẩu tăng 16,1% (yoy). Thương mại cả năm đạt thặng dư nhẹ.

➢ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân cao kỷ lục 15,8 tỷ USD do hiệu ứng kỳ vọng TPP. Tuy nhiên, vốn đăng ký đã bắt đầu giảm trong Quý 4, có thể do tuyên bố từ bỏ TPP của Donald Trump. Dự kiến trong năm 2017, FDI sẽ giảm.

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (http://www.gso.gov.vn)

Hình 2.19: Tình hình đầu tư trực tiếp của Nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2006 đến 2016

➢ Thâm hụt ngân sách ước tính đạt 5,64% GDP, thấp hơn các năm trước nhưng vẫn vượt xa mụctiêu Quốc hội đặt ra, và vẫn ở mức thâm hụt nghiêm trọng. Cơ cấu nguồn thu thay đổi trong khi tỷ trọng chi thường xun khơng có dấu hiệu giảm.

➢Thị trường ngoại hối ổn định sau một năm áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm. Trong Quý 4, tỷ giá có những diễn biến phức tạp do thị trường thế giới và một số tin đồn bất lợi. Dự trữ ngoại hối trong năm 2016 tiếp tục tăng, ước đạt 41 tỷ USD vào cuối năm.

➢ Điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2016 được đánh giá là linh hoạt và chặt chẽ. NHNN vẫn theo sát mục tiêu ổn định lạm phát và thận trọng với mục tiêu

này. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và huy động vốn đạt kế hoạch do NHNN đặt ra. Sự tái cân bằng giữa huy động – tín dụng đã giúp mặt bằng lãi suất ổn định trong năm. ➢ Giá vàng bộc lộ rõ sự thiếu liên thông với thị trường thế giới trong Quý 4. Giá vàng thế giới giảm sâu sau quyết định tăng lãi suất của Fed trong khi giá vàng trong nước tăng cao do yếu tố tâm lý của người dân trước sự tăng giá đồng USD và các tin đồn bất lợi.

➢Thị trường bất động sản dần ấm lên so với nửa đầu năm, chỉ số giá bất động sản tăng nhẹ, nguồn cung và số lượng giao dịch đều tăng so với các quý trước. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường còn mong manh do sự bất định về lãi suất trong tương lai.

❑Mơi trường chính trị pháp luật:

Năm 1996, khi Việt Nam chính thức cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, thì cơng ty VMEP đã được thànhlập thành lập trước đó ( năm 1992). Sau khi thành lập, Công ty VMEP đã cho khởi công nhà máy sản xuất xe máy thứ nhất ( khảnh thành năm 1993, có sản lượng 200.0000 xe/năm ). Do nhu cầu của thị trường, nền kinh tế phát triển, đến năm 2008, nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của Công ty VMEP đã được khánh thành (chuyên sản xuất xe tay ga, với sản lượng 100.000 xe/năm) - Chính sách thuế: chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.Chính sách thuế có ảnh hướng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của Cơng ty VMEP. Ta có thể thấy được sự thay đổi về giá cũng l sản phẩm thay đổi qua từng thời kì, do chính sách thuế nhập khẩu các linh kiện và phụ tùng xe máy, ôtô.

- Các đạo luật : luật đầu tư, luật doanh nghỉệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... ảnh hưởng tới Cơng ty VMEP, trong đó khơng riêng gì những luật về kinh doanh, mà cịn có những luật liên quan đến ngành sản xuất. Công ty VMEP do sản xuất xe máy nên một số luật giao thông cũng ảnh hưởng đến xe máy mang thương hiệu SYM của công ty VMEP: các sản phẩm xe máy mang thương hiệu SYM đó là hệ thống đèn chiếu sáng. Ờ các nước khác, khi tham gia giao thông, xe máy đến phải bật dèn chiếu sáng dù là ngày hay đêm, nên các xe máy ngoại nhập khơng có cơng tắc tắt đèn. Nhưng ở Việt Nam, luật giao thông không bắt buộc phải bật

đèn vào ban ngày, nên Công ty VMEP đã thay đổi trong thiết kế sản phấm, đặt thêm công tắc đèn ở bên tay trái.

- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

❑Môi trường kinh tế dân cư:

- Dân cư : Qui mô, mật độ và sự phân bổ dân cư, các xu hướmg thay đổi về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v... đều có ảnh hưởng lớn tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Chúng ta hãy xem xét những xu hướng nhân chủng học quan trọng ở Việt nam: Bùng nổ dân số: hiện tại dân số Việt Nam khoảng hơn 94 triệu người và với tốc độ tăng 1.2 % hàng năm. Ở Việt năm, sau khoảng thời gian thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bây giờ lại khơng hạn chế sinh đẻ khiến dân số đang có nguy cơ tăng nhanh trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Sự khai thác nguồn tài nguyên càng ráo riết đặt ra bài tốn khó khăn cho doanh nghìệp. Đây thực sự là một thách thức lớn. Tuy vậy nó cũng báo hiệu một quy mơ thị trường lớn cho sự phát triển của ngành xe máy nói chung và của Cơng ty VMEP nói riêng.

Ở Việt nam: Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi, là một thị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phầm mới là một thuận lợi vô cùng lớn cho Công ty VMEP. Đây là thị trường vơ cũng tiềm năng. Ngồi ra, sự thay đổi phân bố dân cư cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường tiêu dùng hàng hóa của Cơng ty VMEP Khách hàng ngày càng khó tính là bài tốn khó đặt ra cho Cơng ty VMEP phải ln nỗ lực nghiên cứu, phát triển và cho ra đời hàng loạt các sản phẩm mang lại những giá trị mới. Như Attila (1998), Attila elizabeth (2011), Ðến nay, đã có hơn 3 triệu sản phẩm của Cơng ty VMEP được khách hàng trên cả nước yêu chuộng sử dụng. - Kinh tế: Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá cả, lạm phát...

Ví dụ: khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực hết sức đề có thể vượt qua. Trong đó có Cơng ty VMEP. Ðể có thể vượt qua thời điểm khó khăn này Công ty VMEP đã kinh doanh các mẫu mã có giá

tương đối phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam, giá dao động từ trên l3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Do đất nước ta vẫn trong giai đoạn phát triển nên mặt hàng chủ lực của công ty VMEP trên thị trường Việt Nam vẫn là mặt hàng xe máy. Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi nó cịn là cơng cụ kiếm sống của khơng ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy cũng vơ cũng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Công ty VMEP đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân, Công ty VMEP đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe máy mới, cải tiến các mẫu xe cũ.

❑Mơi trường văn hóa – xã hội:

Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, và có thể nói, xe máy là một nét văn hóa của người Việt. Ở Việt Nam, xe máy dường như là một thành viên trong gia đình, là phương tiện kiếm sống, phương tiện hẹn hò yêu đương của giới trẻ . . .

Ngoài ra, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định Marketing của Công ty VMEP được thể hiện qua các góc độ sau:

- Quan niệm về văn hóa: trong những năm qua ở Việt Nam xuất hiện trào lưu mua sắm xe hơi và xe gắn máy, trào lưu sử dụng các loại xe máy đắt tiển, thời trang đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Nhận thức được nhu cầu đó, Cơng ty VMEP đã liên tục tung ra thị trường các dòng xe đắt tiền và phong cách như: Excel, Shark 150cc, Shark 170cc.

- Chuẩn mực Văn hóa - xã hội: 25 năm có mặt tại Việt Nam, Công ty VMEP ln phấn đấu vì hạnh phúc và an tồn của ngườì dân cũng như vì sự phát triển của kinh tế đất nước. Công ty VMEP đã áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao ti lệ nội địa hóa, tiến hành chuyển giao cơng nghệ...Với những nỗ lực vượt bậc, Công ty VMEP luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo xe máy, Công ty VMEP luôn nghiên cứu, phát triển và cho ra đời

hàng loạt sản phẩm mới, mang lại giá trị mới, các sản phẩm xe máy thân thiện với môi trường đã đáp ứng được nhi cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

❑Môi trường công nghệ:

- Về môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

- Về sản phầm: các yếu tố tư nhiên đều có ảnh hưởng đến các thiết kế, tính năng của sản phẩm và phải thay đổi để phù hợp với điều kiện thời tiết, địa hình... Các sản phẩm của VMEP tại Việt Nam dành cho khu vực ơn đới, có trang bị đèn sương mù.

- Trong sản xuất: Năm 2003, Công ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên với các hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống giám sát tiếng ồn và hệ thống điều hòa trung tâm... giữ môi trường làm việc trong lành.

- Về công nghệ: Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến việc sản xuất ra các xe thế hệ mới có tính năng vượt trội. Khi Cơng ty mới được thành lập, những chiếc xe đầu tiên mới chỉ là những chiếc Angle 100, Star, Sanda boss - điển hình cho một thế hệ xe số. Nhờ sự phát triền của công nghệ, các mẫu xe ga được ra đời:

Attila, Attila Elizabeth, Venus. Tiếp đến là những cái tiến trong về hệ thống đèn Halogen, hệ thống phun xăng điện tử EFI, tiêu chuẩn khí thải đạt chuẩn EURO 3.

2.4.2.2 Môi trường vi mô:

❑Khái quát thị trường chung:

Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do đó đây thực sự là thị trường lớn, đầy sức hấp dẫn đối với các hãng xe. Và đương nhiên, đi kèm theo đó, tính cạnh tranh là rất khốc liệt.

Có thể thấy, trong 5 hãng xe máy ( Honda, SYM,Yamaha, Suzuki, Piaggio), thì Honda Việt Nam là hãng có thị phần lớn nhất nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường, còn thị phần của thương hiệu SYM ( Công ty VMEP) chỉ đứng thứ 3 trong 5 hãng trên.

❑ Khách hàng - Xu hướng tiêu dùng

Đối với đại đa số người Việt Nam, xe máy là tài sản có giá trị. Vì vậy, khi lựa chọn mua xe máy, người tiêu dùng thường cân nhắc kỹ về nhà sản xuất.

Trong đó, thương hiệu SYM, Honda, Yamaha là những thương hiệu xe máy đã in sâu vào tân trí người dân Việt Nam từ rất lâu.

Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, thu nhập cũng như mức sống người dân Việt Nam ngày càng cao. Xe máy đã là phương tiện đi lại phổ biến nhất. Người dân có xu hướng chọn những chiếc xe máy có chất lượng và giá tốt, kiểu dáng đẹp hơn, hỗ trợ cơng nghệ tiên tiến, một số khách hàng khi có thu nhập cao họ ngày càng thích các chiếc xe đắt tiền hơn. Công ty VMEP là công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu khi đưa các mẫu mã xe mới ra thị trường và được cải tiến nhiều hơn về thiết kế cũng như tính năng.

❑ Nhà cung ứng:

Để phục vụ cho sản xuất sản phẩm, công ty VMEP đã sử dụng vật tư từ các công ty từ Đài Loan (khoảng 50 công ty) tại Việt Nam và các công ty của người Việt Nam. Với việc sử dụng nhiều nhà cung cấp như vậy, sức ép từ các nhà cung cấp tới công ty VMEP là không cao.

Do các nhà cung cấp Đài Loan và các doanh nghiệp cung cấp người Việt Nam đã cung cấp vật tư cho Cơng ty VMEP từ rất lâu nên có thể nói Cơng ty VMEP là một khác hàng trung thành của các công ty trên. Sự gắn bó với các nhà cung cấp của cơng ty VMEP là khá chặt chẽ.

❑ Đối thủ cạnh tranh:

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do đó đây thực sự là thị trường lớn, đầy sức hấp dẫn đối với các hãng xe . Và đương nhiên, đi kèm theo đó, tính cạnh tranh là rất khốc liệt.

Trong một sân chơi bình đẳng, hợp pháp, lành mạnh và công bằng, chúng ta chỉ biết đến khách hàng thơi thì chưa đủ, để tồn tại được thì cần phải bằng mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Cạnh tranh để tồn tại, để phát triển, do đó để hiểu được đối thủ cạnh tranh là cực kỳ quan trọng, là một trong những bí quết để thành cơng trong kinh doanh.

Hiện nay, các đối thủ cạnh cạnh tranh Công ty VMEP như Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio . . . đang ngày càng mở rộng mở rộng hệ thống phân phối, các đại lý kinh doanh xe máy trên tồn quốc, đi kèm với đó là rất nhiều chiến lược hậu mãi hấp

dẫn dành cho khách hàng. Điều này dẫn đến thị trường kinh doanh xe gắn máy tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ hết.

Nhóm 1: người dẫn đầu

Honda là hãng có thị phần lớn nhất nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trị dẫn dắt thị trường. Thương hiệu này ln là top of mind trong

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty VMEP Việt Nam (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)