KHƠNG NGHE CÁI XẤU, KHƠNG NHÌN CÁI XẤU

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 35)

CHƯƠNG 6 NÓI RA SỰ THẬT

KHƠNG NGHE CÁI XẤU, KHƠNG NHÌN CÁI XẤU

Ta sẽ khơng thể nói thật được nếu bản thân ta chẳng muốn nghe người khác nói thật. Điều đó càng đặc biệt quan trọng nếu bạn là một nhà quản lý hay làm sếp. Bạn phải tạo ra một môi trường mà ở đó nhân viên của bạn có thể thoải mái nói với bạn rằng cái ý tưởng sáng tạo xuất sắc của bạn đúng là dở hơi, hoặc câu đùa hơi sỗ sàng của bạn có thể làm cho vị khách đứng đắn kia hay nhân viên nọ cảm thấy khó chịu.

Trong cuốn Âm mưu của lũ ngốc, tác giả Kurt Eichenwald đã đặc tả màn kịch khi người đứng đầu bộ phận bán lẻ của Enron, Lou Pai chiếu những hình ảnh minh họa để giải thích cho chủ tịch Enron Jeff Skilling biết lý do vì sao bộ phận của mình chẳng bao giờ đạt được mức lợi nhuận lớn cả.

Câu chuyện trên màn hình vẫn là thứ mà Skilling trước đó đã được nghe. Vì chi phí cố định cao nên mức lãi suất cho thương vụ thấp. Pai bắt đầu giải thích các con số. Nhưng Skilling lại chẳng thèm nghe.

“Lou, anh giỏi [nói bậy, kiểm duyệt bỏ] trong chuyện đó quá nhỉ,” ông ta quát. “Tôi không muốn xem lại những hình ảnh này nữa.”

Mặt Pai đanh lại, “Jeff, đó là sự thật.”

“Đã bảo là tơi khơng muốn xem lại mấy tấm hình này nữa mà.” Pai đấm tay xuống bàn, “Đó là sự thật [nói bậy, kiểm duyệt bỏ], Jeff!”

“Đó có thể là thật,” Skilling quát trả. “Nhưng tơi khơng muốn anh nghĩ về nó kiểu đó nữa.”

Một khi các lãnh đạo của Enron đã không muốn nghe sự thật, họ sẽ gửi một thơng điệp cho cấp dưới: hãy nói dối đi. Làm giả con số, đổi chỗ các thứ, bịa ra chứng từ. Khốn nỗi, một khi đã buông tay khỏi sự thật rồi thì người ta sẽ tuột dốc dễ như chơi. Ta nói dối chút xíu thơi, nhưng rồi lại phải nói dối nhiều hơn hịng che đậy sự dối trá trước đó. Rốt cuộc chẳng mấy chốc ta phải dành hết thời gian và tiềm lực để lèo lái sự dối trá của mình, thay vì lèo lái cơng ty. Đó là một sự lãng phí năng lượng khủng khiếp và nó có thể hủy hoại ta cả về thể xác lẫn tinh thần. Và đó cũng chính là phương thức hoạt động của máy phát hiện nói dối. Khi nói dối, tồn bộ thể trạng của ta cũng thay đổi theo - nào là nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, tiết mồ hôi, vân vân... Và máy ghi có thể đọc thấy hệ thống cảnh báo tự nhiên của cơ thể ta đang bị lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)