HÃY RA KHỎI CUỐN PHIM CỦA MÌNH ĐI!

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 62 - 63)

[1] Tạm dịch: Trí thơng minh cảm xúc [2] Lincoln trên cương vị lãnh đạo

HÃY RA KHỎI CUỐN PHIM CỦA MÌNH ĐI!

Mới đây chúng tơi có đọc một câu chuyện về trị chơi khăm mà một doanh nhân đi cơng tác trong lúc bực bội đã giở ra với một người gọi điện thoại di động to tiếng. Đang ở trong gian Club Thảm Đỏ tại sân bay LaGuardia New York thì Jonathan Yarmis - và cả những người có mặt - phải chịu đựng những lời huyên thuyên bất tận của một anh chàng đang gửi vô số những tin nhắn voice-mail. Anh chàng nói nhiều ấy chẳng thèm đối hồi đến những người đang yêu cầu anh ta bớt mồm bớt miệng lại. Vì anh ta liên tục thông báo cả số điện thoại lẫn nơi đến là Nashville cho nên Yarmis đã ghi lại số đó. Khi về đến Seattle, Yarmis gọi cho anh chàng to

mồm ấy vào đúng 2 giờ sáng theo giờ Nashville.

“Tôi bảo, Chắc anh nghĩ rằng gọi điện vào lúc 2 giờ sáng là quá bất lịch sự, đúng không?” Yarmis kể lại trên New York Times. “Anh ta nói, Đúng! Vậy là tơi nói ngay, Thế này vẫn chưa bất lịch sự bằng lối xử sự của anh trong Club Thảm Đỏ hồi chiều đâu. Rồi tôi cúp máy. Tôi đã ăn anh ta một điểm.”

Tuy nhiên, chúng tơi khơng đồng tình với cách làm của Yarmis, vì anh nhất quyết phải trả đũa người kia. Sự thô lỗ đang lên ngôi hơn bao giờ hết. Một cuộc thăm dò của Associated Press vào tháng mười 2005 cho thấy: 70% người Mỹ tin rằng chúng ta ngày nay cư xử thơ lỗ hơn cha ơng mình hồi hai mươi năm về trước, nào là nói di động to tiếng, nào là tranh chỗ đậu xe, và nhất là nói năng tục tĩu ở nơi công cộng.

Hầu hết những người cư xử như thế không phải là người xấu - mà chẳng qua chỉ vì thiếu ý thức thơi. Người ta đã quá quen với tiếng kêu gào hò hét của đám trẻ ở nhà, thành ra họ không hiểu được rằng ở trong nhà hàng chỉ cần một chút ồn ào thôi cũng đủ làm hỏng bữa ăn ngon của mọi người. Người ta cảm thấy thoải mái trong trang phục thường ngày, thành ra chẳng hề có một chút phân vân khi mặc đồ ngủ, mang dép lê vào nhà hát. Chắc chắn họ khơng nhận thấy mình đang xúc phạm các nghệ sĩ bằng thứ trang phục lơi thơi đó. Cứ như thể ai nấy đều đang đóng vai chính trong bộ phim của mình - phim Bill, phim Heather - mà quên mất rằng người ta ai cũng có bộ phim của riêng họ.

Chính vì vậy mới cần đến việc chúng ta hãy hình dung cuộc sống là như thế nào từ quan điểm của người khác. Con gái của Linda là Emily mới đây đã dạy cho mẹ một bài học về việc này. Linda kể:

Emily có mấy đứa bạn đang ở đấy chơi, vậy mà tôi đã mắng con bé ngay trước mặt bạn bè nó - bảo nó phải học xong bài rồi muốn chơi gì thì chơi. Sau đó Emily mới hỏi tôi, “Mẹ nghĩ con cảm thấy thế nào khi mẹ mắng con trước mặt các bạn?” Đột nhiên tôi hiểu ra như vậy thì q cỡ nào. Tơi biết mình sẽ cảm thấy thế nào nếu có người phê bình tơi ngay trước mặt khách hàng. Tơi cũng nhận ra rằng nếu yêu cầu Emily nghe lời mình với một cách nói tơn trọng thì tơi sẽ động viên con bé làm bài tập tốt hơn nhiều - và tất nhiên là lúc chỉ có hai mẹ con với nhau.

Nói cách khác, có hai bộ phim đang được chiếu cùng lúc: phim của Linda nói về Linda - một phụ huynh có trách nhiệm; phim của Emily nói về Emily - người muốn được đối xử như người lớn.

Trong công việc cũng thế, một khi chúng ta biết cách xem bộ phim của người khác thì sẽ rất có ích trong những buổi họp cần đến sự sáng tạo. Ví dụ, nếu người nào đó trình bày một ý tưởng chào hàng mà chúng tơi khơng thích, nhưng cứ thế mà gạt qua một bên thì sẽ làm người ấy rất khó chịu. Đấy là chưa nói đến chuyện biết đâu có một ý tưởng hay ho cịn ẩn giấu đằng sau ý tưởng kia mà người kia khơng nói hết được? Bằng cách hỏi vài câu, chẳng hạn như “Làm sao anh có được ý này?” hay “ Tại sao anh lại nghĩ rằng nó thích hợp cho chiến dịch lần này?” thì rất có thể chúng ta sẽ phát hiện được những ý tưởng thật sự tuyệt vời.

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)