ĐIỀU CHỈNH LINH CẢM CỦA MÌNH CHO TINH

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 6 NÓI RA SỰ THẬT

ĐIỀU CHỈNH LINH CẢM CỦA MÌNH CHO TINH

Ở mức độ nào đó, ta có thể phân biệt được một người trung thực với một kẻ giả dối. Mỗi lần gặp một người mới, có gì đó ở sâu trong ta lên tiếng, Anh ấy được đấy, hoặc Mình chẳng tin được tên này. Như Woody Allen từng viết, “Có những người ta thấy yêu, nhưng cũng có những

người ta chỉ muốn bụp thơi.”

Sao ta lại có những phán đốn chớp nhống như thế chứ? Ta có thể nắm bắt những tín hiệu khơng lời phát ra từ cơ thể - những thứ ấy sẽ cho ta biết nên hay không nên tin một người nào đó. Với một số người, nghề nghiệp bắt buộc họ phải đọc được những dấu hiệu cơ thể. Chẳng hạn, với những người chơi bài poker, tay nào cứ chăm chăm nhìn xuống và liếc qua trái thì ắt hẳn là đang nói dối.

Có lẽ khơng phải ai trong chúng ta cũng có được kinh nghiệm của người chơi poker chuyên nghiệp, song ẩn sâu bên trong mỗi người đều có những linh cảm giúp chúng ta nhận biết người khác có thẳng thắn với mình hay khơng. Martha Stout - nhà tâm lý học của đại học Harvard - nói rằng, vì trẻ em chưa phát triển đầy đủ các kĩ năng ngơn ngữ nên chúng thường dựa vào các tín hiệu khơng lời như ngơn ngữ cơ thể và giọng nói. Chính vì lẽ đó mà trẻ em, và cả lồi chó nữa, thường giỏi hơn người lớn trong việc phân biệt ai là kẻ dối trá và thậm chí cả những người bị bệnh sociopathic nữa.

Lạ một điều là ngay cả những người bị tổn thương não cũng có khả năng này - đơi khi họ cịn nhạy hơn cả những người khỏe mạnh. Ngày nọ, một tác giả và cũng là nhà thần kinh học tên là Oliver Sacks đã rất sửng sốt khi đi ngang qua khoa Mất ngôn ngữ ở bệnh viện mình, và nghe tiếng các bệnh nhân đang cười ầm ĩ. Có chuyện gì mà vui thế? Thì ra họ đang nghe một chính

khách diễn thuyết trên truyền hình. Những người bị mất khả năng ngôn ngữ không hiểu được lời nói, nhưng họ lại rất giỏi đọc các tín hiệu hình ảnh. Thành ra, tuy chẳng hiểu nội dung bài diễn văn nói gì, nhưng thơng qua biểu hiện trên nét mặt và giọng điệu của vị chính khách, mà họ hiểu rằng ơng ta đang diễn kịch - đang nói dối. Nhịp điệu thì lỗi, cử chỉ thì giả. Với những người bị mất khả năng ngơn ngữ này, vị chính khách kia trơng chẳng khác gì một thằng hề, bảo sao mà chả buồn cười!

Hóa ra chúng ta có thể học cách kết nối trở lại với khả năng mà ta từng có khi cịn bé. Giáo sư tâm lý học, Paul Ekman, của đại học California đã nói: ngay cả kẻ nói dối thạo nhất cũng có những “rị rỉ” nhất định trên gương mặt - dù chỉ là một nét thoáng qua cũng đủ thấy kẻ đó đang nói dối. Ekman nói rằng ai cũng có thể học cách nắm bắt những biểu hiện tinh vi ấy - một khác biệt thống qua giữa lời nói và cảm xúc - và việc tập luyện hệ thống phân biệt nói dối của ơng đã cho kết quả thành cơng đến 95%.

Trí óc chúng ta có những cách riêng rẽ, khác với lý trí, để diễn dịch những thứ xung quanh mình. Theo tác giả Daniel Goleman, nếu ta vẫn còn lăn tăn suy nghĩ giữa chuyện nhận một cơng việc ở Dallas với chuyện hẹn hị cùng anh chàng mới gặp hôm đám cưới bà chị là có nên hay khơng, thì ta sẽ khơng thể đi đến quyết định hồn tồn theo logic được. Ta phải tiếp cận với cảm giác của mình, với lịng mình. Thứ cảm giác này có chức năng như hệ thống cảnh báo tự nhiên của cơ thể ta vậy. Thường thì bản năng ruột sẽ lái bạn tránh khỏi những quyết định sai lầm - đó là khi bạn cảm thấy “khơng ổn” về một người hay một công việc nào đấy, và quyết định cứ để từ từ xem xét sau. Mặt khác lịng ta cũng có thể báo hiệu cả những vận hội lớn trong lương lai nữa.

Rủi thay, nhiều người trong chúng ta bị tách rời khỏi những bản năng thực của mình. Chúng ta chìm ngập trong “lời khuyên của chuyên gia” đến nỗi mất đi khả năng lắng nghe tiếng nói của chính mình. Chúng ta khơng thể sơn phòng tắm, hoặc chọn loại rượu chát nào cho bữa ăn tối mà không cần hỏi ý kiến các chuyên gia, các bài báo, hay các site trên internet, vân vân... Mỗi khi giữa vợ chồng hay giữa các đồng sự với nhau có xảy ra lục đục gì đó, ta thường lao vào việc tham khảo ý kiến của một lô một lốc bạn bè trước khi giãi bày vấn đề với bên kia.

Chính vì vậy mà thỉnh thoảng ta cũng cần phải tắt máy tính để lắng nghe bản năng của mình. Chúng có thể nói cho ta biết cịn nhiều hơn cả mấy vị “chuyên gia” nữa.

Dưới đây là một vài cách chúng tơi cảm thấy có thể tin tưởng mỗi khi khơng xác định được quan hệ giữa mình với người nào đó:

Một phần của tài liệu Sức Mạnh Của Sự Tử Tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)