CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GATE ONE FASHION
1.2. Tổng quan về đề tài:
1.2.3. Khái quát về chất lượng sản phẩm:
1.2.3.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp các yếu tố kinh tế xã hội kĩ thuật. - Chất lượng có ý nghĩa tương đối, chất lượng thường xuyên thay đổi theo không gian
và thời gian.
- Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong điều kiện tiêu dùng cụ thể, phù hợp với mục đích sử dụng nhất định.
- Chất lượng chỉ phù hợp ở từng thị trường cụ thể do nhu cầu và sở thích của người dân mỗi vùng là khác nhau. Vì vậy, khi đưa sản phẩm mới vào thị trường mới thì doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kĩ thị trường đó.
- Chất lượng phải thông qua các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, cụ thể được thể hiện thông qua chất lượng tn thủ thiết kế, thơng qua tính khách quan của sản phẩm.
1.2.3.2. Sự hình thành và những yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm:
A. Qúa trình hình thành chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng của một sản phẩm bất kỳ nào cũng được hình thành qua nhiều quá trình theo một trật tự nhất định. Vòng tròn chất lượng của ISO 9004 – 1987 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5204 – 90 được chia thành 2 phân hệ: sản xuất và tiêu dùng. - Chu trình này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 1.3 Sơ đồ vịng trịn chất lượng ISO 9004-1987,TCVN 5204-90 + Q trình 1: Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu nhu cầu về số lượng, yêu cầu về
chất lượng, mục tiêu kinh tế cần đạt được.
+ Quá trình 2: Nghiên cứu thiết kế, triển khai thiết kế, xây dựng quy định chất
lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm.
+ Quá trình 3: Cung cấp vật tư kỹ thuật, xác định nguồn gốc, kiểm tra nguyên vật
liệu.
+ Quá trình 4: Kế hoạch triển khai: Thiết kế dây chuyền công nghệ, sản xuất thử,
đầu tư xây dựng cơ bản, dự tốn chi phí sản xuất, giá thành, giá bán.
+ Q trình 5: Sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng loạt.
+ Quá trình 6: Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo
chất lượng quy định… chuẩn bị xuất xưởng.
+ Q trình 7: Bao gói, dự trữ sản phẩm. + Quá trình 8: Bán và phân phối.
+ Quá trình 9: Lắp ráp, vận hành và hướng dẫn sử dụng. + Quá trình 10: Dịch vụ bảo dưỡng.
+ Quá trình 11: Thanh lý sau sử dụng, trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng,
số lượng của sản phẩm, lập dự án cho các bước sau.
- Trong suốt q trình người ta khơng ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao.
Quản lý chất lượng sản phẩm là một hệ thống liên tục, đi từ nghiên cứu đến triển
B. Yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm đến các khâu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu, triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm hai loại: các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi và các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
+ Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi bao gồm:
Tình hình và xu thế phát triển kinh tế thế giới:
Môi trường kinh tế luôn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng.
Những tiến bộ trong phát triển kinh tế tác động trực tiếp đến hướng tiêu dùng, cơ cấu mặt hàng và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Những đặc điểm và xu thế phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay đã và đang ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cũng như định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ trên thế giới.
Tình hình thị trường:
Thị trường có thể coi là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực kéo định hướng phát triển chất lượng sản phẩm.
Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời địi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:
Chất lượng sản phẩm trước hết thể hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật, cơng nghệ tạo ra sản phẩm đó. Các chỉ tiêu kỹ thuật, cơng nghệ này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm có thể đạt được.
Tiến bộ khoa học công nghệ là giải pháp, và là cơ sở tạo khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các yếu tố về văn hóa, xã hội:
Yếu tố văn hóa, xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành các đặc tính chất lượng sản phẩm.
Những yêu cầu về văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến các thuộc tính chất lượng của sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp tới các thuộc tính chất lượng thơng qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức xã hội của cộng đồng xã hội.
Ngồi ra, mơi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mơi trường tự nhiên có thể tác động đến việc thực hiện các chức năng của sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có chức năng thực hiện vận hành một nhiệm vụ nào đó.
+ Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chun mơn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác giữa mọi thành viên và mọi bộ phận trong doanh nghiệp.
Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng.
Hình 1.4 Lực lượng lao động
Trình độ máy móc thiết bị và quy trình cơng nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hóa cao có dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Cơ cấu công nghệ, thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo được sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật.
Do vậy, quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng cơng nghệ hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng:
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính của chất lượng sản phẩm là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Những loại nguyên liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau.
Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm.
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Trình độ tổ chức quản lý các hoạt động của doanh nghiệp có tác động lớn đến chất lượng của sản phẩm.
Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản trị chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu kế hoạch chất lượng của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Theo học giả Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy, hồn thiện cơ chế quản lý trong một doanh
nghiệp là cơ hội tốt nâng cao chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chi phí và những tiêu chí kỹ thuật khác.
1.2.3.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh:
- Có vai trị quyết định đến sự sống cịn của doanh nghiệp. - Tạo ra giá trị sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng.
- Thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm có sức cạnh lớn sẽ tiêu thụ nhiều, làm tăng doanh thu cho doanh nghệp.
- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản vơ hình (uy tín) của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.3.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm:
Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm:
Bảng 1. 1 Tiêu chí đánh giá chất lượng
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
STT Tiêu chí Ý nghĩa
1 Tiêu chí sử dụng
Là đặc trưng cho các tiêu chuẩn xác định, các chức năng chủ yếu của sản phẩm và quy định về lĩnh vực sử dụng của sản phẩm đó.
2 Tiêu chí độ tin cậy
Là một tiêu chí phức tạp của sản phẩm hàng hóa, nó đặc trưng cho tính chất của sản phẩm liên tục giữ khả năng tin cậy trong một khoảng thời gian.
3 Tiêu chí về tính thẩm mỹ
Là đặc trưng cho hình thức mẫu mã của sản phẩm, màu sắc, họa tiết, kiểu cách, phom dáng.
4 Tiêu chí về cơng nghệ
Là khả năng gia công, dễ chế tạo, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo thông số kỹ thuật, tiết kiệm các chi phi thấp nhất.
5 Tiêu chí về sinh thái
Thể hiện mức độ độc hại của việc sản xuất sản phẩm đối với mơi trường.
6 Tiêu chí về an tồn
Đảm bảo cho tính an tồn trong sản xuất cũng như khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho
người tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm.