31 Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu áo jacket mã hàng 6160n tại công ty TNHH MTV Gate One Fashion (Trang 132 - 138)

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017

Các hình thức cơng bố hợp quy vải:

- Hình thức 1: Tự công bố hợp quy vải dựa trên kết quả tự đánh giá của bên thứ nhất.

(cá nhân, tổ chức)

+ Phương thức 7 là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải.

+ Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy vải sẽ được thực hiện ngay; tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.

- Hình thứ 2: Cơng bố hợp quy vải dựa trên kết quả của việc giám nhận; hoặc chứng

nhận giám định của bên thứ ba (tổ chức giám nhận hoặc chứng nhận) đã được chỉ định.

+ Phương thức 5 hoặc phương thức 7; là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải trong dệt may.

+ Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận về đăng ký hoạt động thử nghiệm.

g) Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy vải:

- Đối với trường hợp thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may; dựa vào kết quả đánh giá của bên thứ nhất là tổ chức, cá nhân thì hồ sơ bao gồm:

+ Bản cơng bố hợp quy vải

+ Báo cáo tự đánh giá của tổ chức bao gồm những thông tin sau đây:

 Tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax (nếu có);

 Tên của hàng hóa, sản phẩm;

 Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;

 Kết luận hàng hóa, sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đó;

 Cam kết về chất lượng hàng hóa, sản phẩm phù hợp với yêu cầu tại quy chuẩn kỹ thuật này và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm cũng như kết quả tự đánh giá.

 Đối với những hàng hóa nhập khẩu thì cần bổ sung thêm những thơng tin như.: nhãn mã hiệu, ký hiệu, xuất xứ, nhà sản xuất, khối lượng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, cửa nhập khẩu; thời gian nhập, vận đơn, danh mục hàng hóa, hợp đồng; hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu,….

 Đối với trường hợp công bố hợp quy vải trong dệt may; dựa trên kết quả giám định hoặc chứng nhận của bên thứ 3; (tổ chức giám định hoặc chứng nhận)

đã được chỉ định (bên thứ ba): Bản công bố hợp quy vải. Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 01/2017/BCT; kèm theo bản sao mẫu dấu hợp quy được tổ chức giám định hoặc chứng nhận đã được chỉ định cấp.

h) Các bước công bố hợp quy hàng dệt may

- Bước 1: Trao đổi và gửi thông tin về việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải: Khách hàng cung cấp những thơng tin có liên quan đến sản xuất, kinh doanh loại vải cần chứng nhận hợp quy để có một lộ trình, kế hoạch cấp chứng nhận hợp quy chính xác nhất.

- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi hồ sơ để các viện đánh giá chất lượng đánh

giá, xem xét tài liệu, phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải. - Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy vải trong dệt may.

- Bước 4: Lấy mẫu vải điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường

+ Theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT thì có 2 phương pháp lấy mẫu loại vải cần chứng nhận hợp quy như sau:

+ Mẫu ngẫu nhiên: được lấy ngẫu nhiên từ lơ hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy.

+ Mẫu đại diện: là tập hợp những mẫu ngẫu nhiên từ lơ hàng hóa đăng ký cơng bố chứng nhận hợp quy để đại diện cho lơ hàng hóa đăng ký cơng bố chứng nhận hợp quy đó.

- Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may:Căn cứ vào kết quả của việc

đánh giá chứng nhận, các viện đánh giá chất lượng,công ty đánh giá chất lượng tiến hành cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may và quyền sử dụng mẫu con dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm.

- Bước 6: Thực hiện công bố hợp quy theo quy định hiện hành của pháp luật.

3.4.1.2. Vải chứa thành phần gây ung thư:

a) Các chất cần hạn chế trong sản xuất hàng may mặc và giày dép:

- Càng ngày càng nhiều loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép để tạo thuận lợi cho việc sản xuất cũng như để sản phẩm có được các đặc tính mong muốn. Về phía người tiêu dùng, với mong muốn có được sản phẩm an

toàn, họ đang ngày càng quan tâm đến tác động của các hóa chất, đặc biệt là tác động của chúng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái.

- Để hiểu rõ và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về tính an toàn của sản phẩm, các nhà sản xuất, doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên các kiến thức về quy định quốc tế và danh sách các chất bị hạn chế (RSL) để có kế hoạch kiểm sốt kịp thời. Doanh nghiệp cũng nên nâng cao nhận thức của nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ hiểu được tầm quan trọng của các quy định cũng như yêu cầu của nhà mua hàng. - Một vài chất cần hạn chế trong sản xuất hàng may mặc và giày dép:

+ Thuốc nhuộm azo: là nhóm thuốc nhuộm hữu cơ thơng dụng nhất và thường được sử dụng để nhuộm vải tự nhiên và tổng hợp cũng như nhuộm da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhuộm azo gây ra nhiều vấn đề do các phẩm nhuộm này khi phân hủy có thể giải phóng một hoặc nhiều amin thơm. Hiện nay 14 amin thuộc nhóm này được liệt kê vào Phụ lục XVII Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và Hội

đồng Châu Âu và (Quy định REACH), và được phân loại là chất gây ung thư loại 1

hoặc 2.

+ Pentachlorophenol (PCP): là một trong những chất được sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và chất bảo quản cho các sản phẩm dệt may và các sản phẩm da. Nó bị xếp vào nhóm gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và độc hại cho môi trường. Việc tiếp xúc với nồng độ cao của pentachlorophenol có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây hại cho gan và làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhiễm PCP có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển.

+ Formaldehyde: thường được sử dụng để chống nhăn và chống thấm nước cho

vải hoặc làm phụ gia trong q trình thuộc da. Nó có độc tính cao với tất cả các lồi động vật ở mọi liều lượng. Nồng độ thấp nhất là 0,1 phần triệu (ppm) trong khơng khí có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy. Bên cạnh đó, dung dịch formaldehyde có tính ăn mịn rất cao. Việc tiếp xúc thường xuyên với nồng độ cao của formaldehyde có thể gây ung thư.

+ Hợp chất Organotin : chủ yếu được dùng làm chất ổn định cho PVC, chất xúc

tác trong sản xuất PU và diệt khuẩn trong vật liệu dệt và da, vì vậy, có thể tìm thấy các hợp chất Organotin trong các sản phẩm làm từ các vật liệu này. Chúng được

phân loại là có nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe, nhiều chất thuộc nhóm này rất độc hại và nguy hiểm cho mơi trường. Chúng có thể là chất gây rối loạn nội tiết và hormone. Ảnh hưởng cấp tính bao gồm bủn rủn tay chân, khó thở, kích ứng da, mắt .

+ Nonylphenol và nonylphenol ethoxylates: thường được tìm thấy trong da, sợi,

mực / sơn và vải. Có rất ít bằng chứng cho thấy ảnh hưởng cấp tính của ethoxylates nonylphenol đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, do khả năng tác động đến việc sinh sản kết hợp với tính bền vững trong mơi trường cũng như khả năng tích tụ sinh học, các chất này có thể gây ra tác động lâu dài với môi trường. Các chất này ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người.

b) Luật và quy định hiện hành:

Quần áo và giày dép nhập khẩu vào thị trường Châu Âu và Mỹ phải tuân thủ luật và các quy định hiện hành. Bên cạnh đó cần chú ý đến yêu cầu từ các tập đoàn đa quốc gia, hiệp hội ngành công nghiệp hoặc các tổ chức người tiêu dùng, do họ đang rất quan tâm về việc tuân thủ, luật và quy định của các tổ chức này cũng thường nghiêm ngặt hơn.

Luật EACH regulation – Thị trường Châu Âu:

+ REACH (Quy định số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2007 là luật định của châu Âu liên quan đến Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất. REACH nhằm cải thiện việc bảo vệ sức khỏe con người và mơi trường khỏi những rủi ro có thể gây ra bởi hóa chất. Theo luật này, các công ty cam kết xác định và quản lý các rủi ro có thể gây ra bởi các hố chất mà họ sản xuất hoặc buôn bán. REACH cũng thực hiện các biện pháp để tăng cường thông tin liên lạc trong chuỗi cung ứng, do đó đảm bảo việc cung cấp các tài liệu rõ ràng chi tiết về các mối nguy hiểm và hướng dẫn sử dụng an toàn. + Đối với những rủi ro được xem là không thể quản lý được, cần phải hạn chế sử dụng. Có ba nhóm chất quan trọng cần phải xem xét:

 Danh sách các chất bị hạn chế (Phụ lục XVII của luật REACH): các chất bị hạn chế hoặc bị cấm sử dụng cho một số mục đích nhất định.

 Danh sách các chất cần cấp phép (Phụ lục XIV của luật REACH): các chất này cần phải được cấp phép khi sử dụng.

 Danh sách các chất có nguy cơ cao, được bao gồm trong Phụ lục XIV của

luật REACH (danh sách này được đăng trên trang web của ECHA). Mặc dù

khơng có giới hạn hoặc cấm sử dụng những chất này nhưng khi sử dụng chúng, doanh nghiệp phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định.

Danh sách những chất cần hạn chế của các hiệp hội:

+ Nhiều thương hiệu lớn và các hiệp hội ngành công nghiệp cũng phát triển và phát hành danh sách các chất cần hạn chế (RSL), đặt ra tiêu chuẩn chung để tự kiểm soát. Họ cung cấp các thông tin liên quan đến quy định và pháp luật, là công cụ cho các chuyên viên chuyên trách khi đánh giá. Đây cũng là một cách nâng cao hình ảnh, thương hiệu của các thương hiệu này.

+ Một ví dụ là RSL của Hiệp hội may mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) ban hành năm 2007, hiện nay phiên bản hiện hành là phiên bản thứ 17 (tháng 4 năm 2016). Trên cơ sở các quy định của chính phủ hoặc luật, danh sách này được xem xét, cập nhật định kỳ sáu tháng một lần để các nhà sản xuất có thể làm theo và áp dụng. + Tiếp đó, vào tháng 07 năm 2012, Hiệp hội quản lý RSL trong ngành may mặc và giày dép quốc tế Quản lý RSL (AFIRM) công bố RSL riêng của họ cho các nhà cung cấp. RSL này bao gồm thông tin chi tiết về các chất bị hạn chế thường được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng may mặc và giày dép cũng như các yêu cầu thử nghiệm và phương pháp thử. Hiện nay, thành viên của AFIRM bao gồm các thương hiệu: adidas, ASICS, Bestseller, C & A, Carhartt, Esprit, Gap Inc., Gymboree, H & M, Hugo Boss, J. Crew, Lacoste, Levi Strauss & Co., lululemon, New Balance, Nike Inc ., Pentland, PUMA, PVH, và s.Oliver. Hầu hết các thương hiệu này cũng đang có kế hoạch và áp dụng một số cơng cụ để giám sát quá trình sản xuất trong chuỗi cung ứng để hướng tới mức xả thải các chất độc hại bằng 0 vào năm 2020 vì họ cũng đang tham gia chiến dịch Detox, do Tổ chức Hịa bình xanh khởi xướng.

+ Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về quản lý thương hiệu của các công ty. Đặc biệt, Internet và mạng xã hội cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng thu hút sự chú ý đến các vấn đề ở bất cứ nơi nào trên thế giới, buộc các cơng ty phải phản ứng cực kỳ nhanh chóng để hạn chế những tổn thất có thể có của các nhà đầu tư và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Hơn nữa, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch và từng biển hiện của doanh nghiệp. Với sự phát triển của RAPEX (hệ thống cảnh báo nhanh của Châu Âu đối với sản phẩm tiêu dùng không phải là thực phẩm) các trường hợp sản phẩm khơng tn thủ có thể phải tốn nhiều chi phí khi bị thu hồi.

+ Dưới áp lực của sự phát triển này, nhiều thương hiệu lớn đã đầu tư nguồn lực vào phát triển RSL riêng nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng bằng cách giảm sử dụng các hóa chất độc hại và nguy hiểm càng nhiều càng tốt. Gần đây, các doanh nghiệp đã đưa ra một cách tiếp cận toàn diện hơn, bằng cách loại bỏ các rủi ro càng sớm càng tốt, từ giai đoạn phát triển sản phẩm đến sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Do đó, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của chuỗi cung ứng được yêu cầu kiểm tra theo các RSL và nộp báo cáo kiểm tra hợp lệ cho các nhà máy trước khi đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu áo jacket mã hàng 6160n tại công ty TNHH MTV Gate One Fashion (Trang 132 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)