Bước Trách nhiệm Lưu đồ Hồ sơ/ Tài liệu
0 Thủ kho
- Tài liệu kỹ thuật - KHSX 1 Thủ kho - Chứng từ nhập xuất - Bảng cân đối NPL 2 KCS Kho - Bảng màu - Biên bản kiểm tra
3 Thủ kho NPL Phiếu nhập kho
4 Nhân viên kho 5 KSC 6 KCS 7 Nhân viên câp phát Lệnh cấp phát Bảng màu 8 Thủ kho NPL 9 Nhân viên
thống kê Lưu hồ sơ
Tiếp nhận thông tin
Kiểm tra chứng từ nhận hàng
Kiểm tra số lượng và chất lượng tổng thể
Nhập hàng
Sắp xếp phân loại hàng hóa
Kiểm 10% vải về ( khổ vải, lỗi vải, chiều dài,…)
Cắt mẫu vải ITEM mới, màu mới( test co rút, bền màu,….
Cấp phát NPL
Thanh lý và quản lý hàng tồn
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lí chất lượng của cơng ty:
Chức năng:
- Phòng kế hoạch NPL sẽ thay mặt Giám đốc và Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động tại kho nguyên phụ liệu.
- Cung cấp, quản lý nguyên phụ liệu, giá cả vật liệu và cách sử dụng. - Theo dõi tình hình nhập xuất của nguyên phụ liệu.
- Thơng tin cho Giám đốc và Phó Giám Đốc về tình hình đồng bộ NPL các mã hàng theo từng tuần.
- Lập kế hoạch và kiểm soát NPL - Thu mua NPL:
Là cung cấp cho bộ phận cần dùng đúng vật liệu vào đúng thời điểm, đúng số lượng và chất lượng. Để thực hiện được điều này thì cơng việc của người quản lý là lựa chọn nguồn cung cấp, hoàn thiện các điều khoản mua hàng, sắp xếp đơn hàng, theo dõi, duy trì quan hệ với nhà cung cấp, phê duyệt thanh toán, đánh giá và phát triển các nhà cung cấp.
- Kiểm soát hàng tồn kho:
Đây là một trong những chức năng quan trọng để kiểm soát tốt nguyên vật liệu, điều này bao gồm các vấn đề như thiết lập mức tồn kho, phân tích, sửa số lượng đơn hàng, xác định mức tồn kho an toàn, báo cáo thời gian.
Nhiệm vụ:
- Mục đích chính là giám sát lập kế hoạch và điều phối hàng tồn kho, mua hàng cho công ty, họ được giao nhiệm vụ nghiên cứu mức giá tốt nhất, theo dõi mức tồn kho, phân phối vật tư và đàm phán hợp đồng.
- Nghiên cứu các nhà cung cấp tiềm năng, đàm phán giá cả có lợi cho doanh nghiệp, làm việc với các nhà quản lý để xác định nhu cầu cung cấp.
- Đề xuất phương pháp cải thiện quy trình hiện có để giảm chi phí, nâng cao số lượng, chất lượng.
- Tổng hợp, đánh giá tất cả số liệu vật tư. Quản lý việc phân phối vật tư trong tổ chức. - Giám sát mức tồn kho. Phối hợp với ban giám đốc, các bộ phận khác để lên kế hoạch
- Chuẩn bị dữ liệu, báo cáo, hồ sơ chi tiết về hoạt động mua sắm, số lượng, nhà cung cấp.
3.2. Quy trình kiểm tra nguyên liệu: 3.2.1. Lấy mẫu kiểm tra: 3.2.1. Lấy mẫu kiểm tra:
3.2.1.1. Lập kế hoạch lấy mẫu:
Căn cứ kế hoạch kiểm định chất lượng vải để đưa vào sản xuất của từng mã hàng theo yêu cầu của khách hàng, phòng kế hoạch và bộ phận kiểm tra chất lượng vải tại công ty lên kế hoạch lấy mẫu và phân bổ sao cho phù hợp với tình hình thực tế để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và tình hình thực tế tại cơng ty.Trong kế hoạch lấy mẫu cần nêu rõ đối tượng mẫu cần lấy, địa điểm lấy mẫu và phân công nhân sự tham gia lấy mẫu.
3.2.1.2. Phương pháp lấy mẫu:
Việc lấy mẫu mẫu vải để kiểm tra chất lượng của công ty được thực hiện theo các tiêu chuẩn kiểm định hiện hành, thơng tư của chính phủ về các yêu cầu chất lượng của vải đối với sức khỏe của người tiêu dùng, yêu cầu của khách hàng cho phép về lơ hàng đó.Để kiểm định chất lượng vải đảm bảo yêu cầu kiểm định phù hợp với sức khỏe của người tiêu dùng, cần căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân
loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và
Thông tư số 103/2015/TT- BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
3.2.1.3. Dụng cụ lấy mẫu:
Dụng cụ lấy mẫu, đồ đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơn, sạch thích hợp với đặc điểm của từng loại mẫu, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, không đưa tạp chất vào mẫu gây ô nhiễm, nhiễm chéo đối với mẫu cũng như phải đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu.
3.2.1.4. Lượng mẫu cần lấy để thử nghiệm và để lưu:
Được tính tốn tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng, phương pháp thử của mẫu . Khi lấy mẫu số cuộn vải sẽ được làm tròn tới cuộn kế
tiếp. Ví dụ : Nếu số lượng 1 màu nhập về là 15 cuộn, lấy mẫu 10% là 1,5 cuộn sẽ được làm tròn là 2 cuộn, nhân viên kiểm vải phải kiểm tra toàn bộ 2 cuộn này.
3.2.1.5. Nguyên tắc lấy mẫu:
Tùy theo mục đích kiểm tra và theo từng loại sản phẩm, người lấy mẫu quyết định lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp. Q trình lấy mẫu phải được giám sát và được ghi chép lại đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của mẫu và bao bì bảo quản đều phải được ghi chép lại.
Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập để xác định số lượng nhập về, số lượng từng màu, từng mẻ nhuộm Lấy ngẫu nhiên ít nhất 10 % số lượng của mỗi mẻ nhuộm , từng màu. Nếu kết quả lỗi cao kiểm thêm 15% số cây vải. Nếu kết quả vẫn cao phải tiến hành kiểm tra 100% lô vải.
3.2.1.6. Đóng gói và ghi nhãn:
Các mẫu thử nghiệm và mẫu lưu phải được cho vào đồ đựng, dán kín và ghi nhãn. Nhãn của đồ đựng mẫu phải ghi rõ tên mẫu, tên nhà sản xuất, ký hiệu lô sản xuất, hạn dùng, nơi lấy mẫu, số lượng mẫu đã lấy, ngày lấy mẫu, các điều kiện bảo quản phù hợp với biên bản lấy mẫu.
3.2.1.7. Niêm phong mẫu:
Sau khi lấy mẫu xong, các thành viên tham gia lấy mẫu phải niêm phong riêng biệt mẫu thử nghiệm và mẫu lưu để đảm bảo mẫu được an tồn trong q trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến nơi giao mẫu. Trên niêm phong của mẫu phải ghi rõ ngày tháng lấy mẫu và có ít nhất chữ ký của người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trong trường hợp cần thiết, phần còn lại sau khi lấy mẫu cũng phải niêm phong để đề phòng sự tráo mẫu.
3.2.1.8. Lập biển bản lấy mẫu:
Biên bản lấy mẫu vải được ghi theo Biểu mẫu Biên bản lấy mẫu để xác định chất lượng và phải ghi rõ số lô, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, các điều kiện bảo quản, ghi chép về bất cứ nhận xét nào khác liên quan và những bất thường của q trình lấy mẫu, có ít nhất tên và chữ ký của người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu.
3.2.2. Kiểm tra màu sắc, cấu trúc vải:
- Nguồn gốc từ thiên nhiên. Sự khác màu của vải rất đa dạng, khác màu giữa các cây, khác màu trong cây, loang màu 1 biên, 2 biên, ở giữa ...
- Kiểm tra sự khác màu song song với kiếm lỗi vải trên máy kiểm vải, dùng bảng màu gốc để so với màu của cây vải.
- Cắt mỗi đầu cây khoảng 20cm ngang cả khổ, may chập 2 biên lại và so độ khác màu giữa hai bên sườn (từ biên vào) giữa sườn tới trung tâm (giữa khổ vải) và giữa đầu này với đầu kia cùng cuộn vải.
- Khi phát hiện vải bị khác màu kho NL lập biên bản + cắt mẫu gửi cho người phụ trách NL làm việc với nhà cung cấp vài và khách hàng.
3.2.3. Kiểm tra thông số của vải:
3.2.3.1. Khổ vải và chiều dài tấm vải:
- Được xác định bằng cách đo trực tiếp trên thước thẳng có khắc vạch đến 1mm. Các qui định về lấy mẫu, cách đo và tính tốn kết quả đều tuân theo TCVN 1751-86 cho vải dệt thoi. Kết quả đo giá trị của khổ vải được làm tròn đến 1 cm và đối với chiều dài sẽ là 1dm.
- Thông thường cơng tác đo kích thước tấm vải đước tiến hành trên máy kiểm vải cùng lúc kiểm tra các khuyết tật khác, khổ rộng thay đổi theo chiều dài được ghi nhận trên máy, tổng hợp các thông tin về các lỗi vải và thơng số kích thước sẽ được đánh giá, phân cấp chất lượng, lưu trữ theo cây vải đó trong suốt cả quá trình từ giao nhận, nhập xuất cho kho đến khi đưa vào phân xưởng cắt.
3.2.3.2. Khối lượng của vải: a) Khối lượng vải:
Do vải có dạng tấm làm từ vật liệu có tính hút ẩm và giữ ẩm nên các thơng số về cân nặng thể hiện lượng vật chất xơ sợi chứa trong đó được định nghĩa khá chặt chẽ, chính xác nhầm tránh các nhầm lẫn trong tính tốn cũng như giao dịch. Khối lượng vải thường được tính cho một đơn vị dài hoặc một đơn vị diện tích ở điều kiện độ ẩm thực tế và điều kiện độ ẩm ổn định.Ở nước ta đã ban hành phương pháp tính khối lượng vải dệt thoi theo tiêu chuẩn TCVN 1752-86.
+ Khối lượng 1m vải: là khối lượng một mảnh vải có chiều dài 1m và chiều rộng bằng chiều rộng khổ, đơn vị tính là g/m;
+ Khối lượng 1 m2 vải có biên là khối lượng của một mảnh vải hình chữ nhật có chiều rộng là chiều rộng khổ vải và diện tích đúng bằng 1m2, đơn vị tính là g/m2. + Khối lượng 1 m2 vải không biên: là khối lượng của một mảnh vải đã cắt bỏ biên và diện tích đúng bằng 1 m2, đơn vị tính là g/m2.
+ Khối lượng thực tế của 1m hay 1m2 vải: là khối lượng của ở điều kiện thực tế, đơn vị tính là g/m hay g/m2.
+ Khối lượng quy chuẩn của 1m hay 1m2 vải: là khối lượng của vải đã được quy đổi về độ ẩm quy định, đơn vị tính là g/m hay g/m2.
c) Dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm:
+ Máy cắt mẫu vải trịn. + Cân điện tử.
+ Tấm lót (cấp kèm).
Hình 3. 2 Cân điện tử
d) Quy trình kiểm tra:
1
• Lấy mẫu vải từ khổ vải ( Nên lấy 5 mẫu ở các vị trí khác nhaudọc theo đường chéo của khổ). Điều hòa mẫu trong 4.3-6h trước khi
tiến hành.
2
• Lấy vải đã điều hịa và đặt trên tấm lót để tránh nếp nhăn hoặc nếp gấp.
3
• Cắt mẫu với máy cắt mẫu vải trịn đường kính 113 mm
4
• Cân các mẫu này trên cân phân tích.
5
3.2.4. Kiểm tra độ bền màu:
3.2.4.1. Khái niệm:
+ Độ bền màu (tiếng Anh: color fastness) là một thuật ngữ được sử dụng sử dụng trong việc nhuộm các vật liệu dệt may, để chỉ đặc trưng cho khả năng chống phai màu và chống chạy màu (hay còn gọi là lem màu, dây màu) của vật liệu.
+ Độ bền màu của vải thường bị ảnh hưởng dưới các tác động cơ học, hóa học thường có trong một số q trình như: giặt giũ, ma sát trong máy vắt, ánh sáng khi phơi, với nước, với mồ hôi….
+ Độ bền màu của vải là một trong những yếu tố quan trọng nhất được người tiêu dùng quan tâm khi lựa mua quần áo cho gia đình. Vì vậy đánh giá độ bền màu của vải là quá trình rất quan trọng trong việc sản xuất.
3.2.4.2. Tiêu chí đánh giá độ bền màu của vải:
Độ bền màu của vải thường trải qua các quá trình kiểm tra (quá trình test) nhầm đánh giá 2 tiêu chí cơ bản như sau:
a) Tiêu chí 1: Sự thay đổi màu sắc – Color change :
Những thay đổi màu sắc, độ phai màu, cường độ màu của vật liệu (vải, sơ sợi,…) trước và sau q trình kiểm tra sẽ là tiêu chí đánh giá độ bền màu đầu tiên.
Hình 3. 3 Độ phai màu sắc của vải
b) Tiêu chí 2: Sự chạy màu – Color Staining :
Những yếu tố lem màu, dây màu, chạy màu của vật liệu nhuộm lên những vậy liệu khơng nhuộm trước và sau các q trình thử nghiệm là tiêu chí đánh giá thứ 2 của độ bền màu.
Hình 3. 4 Độ chạy màu của vải
3.2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu:
Hiện nay có khá nhiều tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu của vải được nhiều tổ chức đưa ra như: ISO, AATCC, SDC, BG, JIG . Nhưng dưới đây tơi chỉ nói sơ qua 2 tiêu chuẩn mà cơng ty GATE ONE FASHION sử dụng thường xuyên nhất.
a) Tiêu chuẩn AATCC:
AATCC ( American Association of Textile Chemists and Colorists): là tiêu
chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may hoa kỳ. Họ đưa ra tới 66 quy trình thử nghiệm về độ bền màu khác nhau.
Hình 3. 5 Logo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may Hoa Kỳ (AATCC)
b) Tiêu chuẩn ISO:
ISO (International Organization for Standardization): là tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Vào năm 1947, tổ chức ISO thành lập tiểu ban chuyên về
tiêu chuẩn hóa độ bền màu cho quốc tế sử dụng. Họ đưa ra thang đo tiêu chuẩn sự bền màu như sau:
Thang đo độ bền màu đối với yếu tố ánh sáng: Có giá trị từ 1~8.
Thang đo độ bền màu đối với các yếu tố khác: Có giá trị từ 1~5.
Hình 3. 6 Logo tiêu chuẩn của Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế ISO
3.2.4.4. Công cụ đánh giá độ bền màu của vải:
Để đánh giá độ bền màu của vải, mức độ thay đổi, phai màu và độ dây màu của các vật liệu lên các vật liệu khác thì chúng sẽ sử dụng thước xám ( Grey Scale) so sánh độ đổi màu/ dây màu của vật liệu, rồi ta so sánh chúng dựa vào những quy định và tiêu chuẩn đánh giá chung từ các tổ chức quốc tế đưa ra. Thước xám bao gồm 2 loại như sau:
+ Thước xám đo độ bền màu( Grey Scale for color change). + Thước xám đo độ chạy màu ( Grey Scale for staining ).
độ chạy màu của vải
Hình 3. 8 Một số loại thước đánh giá sự phai màu,
chạy màu khác nhau.
3.2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu: Có 3 yếu tố khác nhau xuất hiện ở độ bền màu của vải đó là:
+ Vải bền màu: Tùy theo loại sợi vải mà độ bền liên kết giữa thuốc nhuộm và sợi vải mạnh hay yếu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu của thuốc nhuộm lên vải sẽ là cao hay thấp tương ứng.
+ Bền màu: Tùy theo kỹ thuật nhuộm, loại thuốc nhuộm có thích hợp hay không,
cường độ màu nhuộm đậm hay nhạt như thế nào, cách giặt giữ màu ra sao, vai trò của một số kỹ thuật khác, hóa chất cầm màu cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu của vải.
+ Những yếu tố khác trong quá trình sử dụng: Các yêu tố môi trường như nắng
mưa, những yếu tố khác trong quá trình sử dụng như giặt giũ, ma sát trong máy vắt, nước xa bông, ép/ủi đồ, yếu tố về nước, mồ hôi…. cũng là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới độ bền màu của vải.
→ Cả 3 yếu tố “Vải Bền Màu” “Bền Màu” và “Môi Trường” là 3 yếu tố sẽ bổ trợ cho nhau từ đó tổng hợp thành độ bền màu chung cho sản phẩm.
3.2.4.6. Phân loại các độ bền màu khác nhau của vải:
Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải, các tổ chức đo lường quốc tế về dệt may đã quan tâm, phân loại, định nghĩa, tiêu chuẩn hóa các loại độ
bền màu khác nhau thành một hệ thống để tiện cho việc thử nghiệm đánh giá độ bền