Phương pháp kiểm tra Khô – Dry Crocking:
Khái niệm:
Là phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát của vải ở điều kiện khô.
Hình 3. 12 Tổng hợp các bước thực hiện phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát khô.
+ Bước 1: Phải chuẩn bị 2 mẫu vải cần thử (Mẫu A). Một mẫu dành cho việc kiểm
tra độ bền màu ma sát của sợi dọc, mẫu còn lại dùng cho việc kiểm tra sợi ngang.
+ Bước 2: Sử dụng kẹp giữ để gắn mẫu vải thử tiêu chuẩn (Mẫu B) vào cọc chân
thử của máy kiểm tra. Hướng mẫu thử song song với rãnh cọ. Phải đảm bảo Mẫu B nằm phẳng, căng dưới cọc chân thử của máy kiểm tra.
Hình 3. 13 Gắn màu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) vào cọc chân thử của Crockmeter
+ Bước 3: Gắn mẫu A vào đầu chốt của thiết bị kiểm tra và giữ phẳng và chặt nó
bằng các chốt lị xo của thiết bị. Đảm bảo rằng mẫu A phải đặt chính xác vào rãnh cọ nơi cọc chân thử của thiết bị kiểm tra sẽ di chuyển qua.
+ Bước 4: Dùng giác quan nhạy cảm của ngón tay kiểm tra lại Mẫu vải A và Mẫu
vải B xem chúng có căng và được cố định chắc chắn chưa. Nếu không kiểm tra kỹ thì việc xê dịch 2 mẫu vải trong quá trình chà xát sẽ làm sai lệch kết quả.
+ Bước 5: Bắt đầu khởi động việc thử nghiệm bằng cách chà xát 2 mẫu thử A &
B qua lại với nhau trên một rãnh thẳng dài 100mm + 8 mm. Với lực được chỉnh trên Crockmeter là (9±0.2) Newton. Theo chu kỳ 10 lần trong 10 giây, tốc độ mỗi 1 giây 1 chu kỳ chà xát.
Phương pháp kiểm tra Ướt – Wet Crocking:
Khái niệm:
Là phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát của vải ở điều kiện ướt.
Ở trong phương pháp kiểm Ướt, việc chà xát theo phương pháp ướt được tiến hành gần giống với phương pháp khơ nhưng có thêm một số chi tiết quan trọng cần lưu ý như sau:
+ Làm ướt Mẫu A bằng nước cất/nước khử Ion không lẫn tạp chất trong nước.Phải hoàn toàn nắm được chất lượng của loại nước dùng làm ướt mẫu vải A, nước được sử dụng phải là nước sạch cấp độ 3. Vì nước có lẫn tạp chất sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm kiểm tra.
+ Cân Mẫu A lúc cịn khơ trên cân điện tử. Sau đó làm ướt Mẫu A bằng nước cất/nước khử Ion. Sau đó đem cân Mẫu A đã ướt sao cho độ ướt nước trong vải là 100% nếu sử dụng tiêu chuẩn ISO, 65% nếu sử dụng tiêu chuẩn AATCC
Phương Pháp Theo Độ Ướt Yêu Cầu
Tiêu chuẩn ISO 100%
Tiêu chuẩn AATCC 65%
+ Để biết Mẫu A đã ướt có đạt độ ướt 100% hay chưa ta tính theo công thức: Khối lượng khô x2 = Khối lượng ướt.
Công thức áp dụng cho (Mẫu A đã ướt) có đạt độ ướt 65% hay chưa: Khối lượng khô x1.65 = Khối lượng ướt.
+ Dùng giấy thấm nước căng chỉnh sao cho mẫu vải cần kiểm tra có độ ướt chính xác 100% nếu sử dụng tiêu chuẩn ISO, 65% nếu sử dụng tiêu chuẩn AATCC. + Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra ướt dưới nhiệt độ phòng.
Kết quả thí nghiệm:
C. Độ bền màu nước:
Là thuật ngữ chỉ độ chạy màu của thuốc nhuộm trên vật liệu khi chúng tiếp xúc
thường xuyên với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt (ở trạng thái có nước).
Tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu của vải đối với nước:
+ ISO 105 – E01 1994: Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế dành cho đánh giá độ bền của vải đối với nước.
+ AATCC 107: 2002: Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc Hoa Kỳ dành cho đánh giá độ bền màu của vải đối với nước.
+ Theo cơng ty thì sử dụng tiêu chuẩn ISO 105 E01-2013.
Cách thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105 – E01:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị thử nghiệm.
+ Máy ép chuyên dụng . + Lò gia nhiệt.
+ Thước xám. + Tủ so màu.
+ 2 tấm thủy tinh hoặc nhựa. + Vật nặng 12.5 kPa hoặc 5kg.
+ Mẫu vải thử tiêu chuẩn ISO 105-F:1985