Khái quát về kiểm tra chất lượng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu áo jacket mã hàng 6160n tại công ty TNHH MTV Gate One Fashion (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GATE ONE FASHION

1.2. Tổng quan về đề tài:

1.2.4. Khái quát về kiểm tra chất lượng:

1.2.4.1. Khái niệm:

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm:

Là hoạt động theo dõi, đo lường, thu thập thơng tin về chất lượng nhằm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, kế hoạch chất lượng đã đề ra trong mọi quá trình, mọi hoạt động và kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng trong thực tế so với yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra.

- Kiểm tra chất lượng được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình tạo nên sản phẩm kể từ khi bắt đầu thiết kế, chế tạo ở người sản xuất cho đến người khi đưa vào sử dụng ở người tiêu dùng.

1.2.4.2. Mục đích của kiểm tra chất lượng:

- Phát hiện lỗi sai trong q trình kiểm tra, tìm ra ngun nhân, xóa bỏ, ngăn ngừa. - Phát hiện ra lỗi trong sản xuất do ý thức, trình độ con người, thiết bị và các yếu tố

cơng nghệ khác để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kiểm tra mức chất lượng sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn đã đề ra, phát hiện sản phẩm không phù hợp và tách những sản phẩm tồi, không cho đến tay người tiêu dùng. - Kiểm tra mẫu để phát hiện lô sản phẩm tốt và lô sản phẩm xấu để tìm ra nguyên nhân

và loại bỏ.

- Kiểm tra, xác nhận và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu qui định.

1.2.4.3. Nguyên tắc kiểm tra chất lượng:

- Căn cứ vào tài liệu kĩ thuật, quy định công nghệ và mẫu sản xuất đã được duyệt. - Kiểm tra phải giữ nguyên hiện trạng ban đầu của sản phẩm, không tác động làm thay

đổi sản phẩm.

- Kiểm tra từ khâu đầu đến khâu cuối thành một chu trình khép kín.

- Số lượng kiểm tra ở các công đoạn sản xuất được thực hiện qua 3 chế độ như sau: + Công nhân tự kiểm 100% số chi tiết mình làm ra.

+ KCS kiểm tra từ 10% - 20%.

1.2.4.4. Nội dung kiểm tra chất lượng:

- Kiểm tra nguyên phụ liệu:

+ Kiểm tra nguyên phụ liệu về quy cách, màu sắc, số lượng,… khi chưa tiến hành sản xuất.

+ Kiểm tra nguyên phụ liệu về quy cách, màu sắc, số lượng,… khi đã may xong thành phẩm.

- Kiểm tra tài liệu kĩ thuật:

+ Kiểm tra thông tin trên tài liệu kĩ thuật như: tên mã hàng, khách hàng, số lượng, ngày cập nhật, quy cách may, quy trình may,… để xem tài liệu đó có đúng hay chưa trước khi chuyển tài liệu cho các phòng ban.

+ Kiểm tra các thơng tin trên tài liệu kĩ thuật có điều gì đặc biệt hay bất thường không để lưu ý khi đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra về máy móc thiết bị:

Kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng máy móc hiện có tại nhà máy để có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Kiểm tra về thơng số kích thước:

+ Căn cứ vào tiêu chuẩn kĩ thuật có hướng dẫn các vị trí đo, để tiến hành đo các chi tiết. Khi đo, phải để sản phẩm lên mặt bàn phẳng, trải và vuốt êm, đặt thước thẳng đúng theo vị trí quy định được mơ tả theo hình vẽ và hướng dẫn trong tiêu chuẩn kĩ thuật đó.

+ Kiểm tra kích thước trước và sau khi wash, ủi,… - Kiểm tra về kỹ thuật lắp ráp:

+ Kiểm tra quy cách các đường may.

+ Kiểm tra tính thẩm mỹ của các đường may, đường diễu, đường vắt sổ, các điểm đối xứng,... Các đường may phải thẳng, không vặn, nhăn, không bung sút, không nối chỉ,...

+ Kiểm tra mật độ mũi chỉ, các cự ly đường may phải được đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.

Kiểm tra các mẫu in, thêu có đúng vị trí, màu sắc, kích thước với các yêu cầu kĩ thuật (bỏ mũi, thiếu mũi, nối mũi,...).

- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp:

Phải chắc chắn trên sản phẩm khơng cịn một trong các khuyết điểm sau: đinh, kim gút, kim may soát lại trên sản phẩm, đốm bẩn, biến màu, vết xước, chỉ thừa. - Kiểm tra về ủi – gấp sản phẩm:

Ủi phải thẳng, không bị xếp nếp, ố vàng, bóng, ủi phải hết các diện tích và khi gấp đúng với quy cách, cân xứng với các chi tiết.

- Kiểm tra thành phẩm toàn diện:

Kiểm tra từ ngoài vào trong theo trình tự đã biết nhằm phát hiện và loại ra những sản phẩm chưa đạt chất lượng, mang đi tái chế.

- Kiểm tra đóng gói, đóng kiện:

Kiểm tra kỹ thuật về thông tin trên các bao bì, quy cách in thùng, chất lượng thùng, kiểm tra về số lượng bao, hộp, thùng,... hay kiểm tra về quy cách chất lượng của keo dán thùng, nẹp đai thùng,...

- Kiểm tra thủ tục giấy tờ:

Kiểm tra về thủ tục hải quan, PO, packing list,… để đảm bảo cho sản phẩm được giao hoặc tiêu thụ như kế hoạch đã định.

1.2.4.5. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm:

- Phương pháp kiểm tra bằng cảm quan:

+ Là phương pháp định tính.

+ Phương pháp đơn giản, cho kết quả nhanh, ít tốn nguồn lực. Tuy nhiên lại phụ thuộc nhiều vào chun mơn và thiếu tính chính xác.

- Phương pháp phịng thí nghiệm:

+ Cần phải trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại mới có thể thực hiện kiểm tra. + Cho kết quả chính xác cao, nhưng chi phí bỏ ra cũng cao.

+ Đối với các chỉ tiêu chất lượng có tính tâm lý cần phối hợp với phương pháp cảm quan.

+ Tiến hành thành lập hội đồng chuyên gia đánh giá, cho điểm từng thuộc tính và chỉ tiêu chất lượng, phân cấp hạn sản phẩm.

+ Thường dùng 2 phương pháp chuyên gia sau:

 Phương pháp Delphi: Các chuyên gia không trực tiếp trao đổi.

 Phương pháp Paterne: Các chuyên gia trực tiếp trao đổi. + Phương pháp chuyên gia trải qua 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Chuẩn bị.

 Giai đoạn 2: Tổ chức kiểm tra.

 Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm tra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu áo jacket mã hàng 6160n tại công ty TNHH MTV Gate One Fashion (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)