Vải đã được kiểm tra và xếp lên kệ chờ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý sản xuất chuyền may tại công ty Noblanb (Trang 68 - 70)

Sau khi vải đã được xả và kiểm tra hồn chỉnh, cơng nhân kho vải sẽ xếp vải lên kệ chờ giao cho tổ cắt triển khai cắt mã hàng.

Chuẩn bị về thiết kế

Đây là khâu then chốt đóng vai trị rất quan trọng trong quy trình cơng nghệ sản xuất hàng may công nghiệp, là khâu trực tiếp liên quan đến chất lượng, tiến độ phát triển mẫu mã và các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm để chuẩn bị cho sản xuất đại trà.

Chuẩn bị thiết kế gồm có 5 bước, do nhân viên phòng rập tiến hành thực hiện. Và nhân viên phòng Merchandise sẽ tiến hành làm Packing List.

- Nhận rập và chỉnh sửa rập. - Nhảy size. - Gác sơ đồ. - Cắt rập. - Làm bảng Packing List. Nhận rập và chỉnh sửa rập

Bên phía cơng ty Hàn Quốc sẽ gửi rập gốc cho khách hàng bao gồm tất cả các size như đã đề cập đến trong tài liệu kỹ thuật. Nhiệm vụ của phòng rập: Phòng rập làm việc khi nhận được mã hàng và kế hoạch sản xuất mã hàng.

- Phải giữ cho máy in sơ đồ ln trong tình trạng làm việc tốt và sẵn sàng vận hành bất cứ lúc nào.

- Nhận rập chính xác trên hệ thống NTIS từ MR của văn phòng đại diện hoặc từ bộ phận thiết kế.

- In rập gốc ra giấy cứng và giấy mềm bằng máy in rập với đầy đủ các dấu bấm và kí hiệu trên rập.

- Kiểm tra độ chính xác của rập dựa vào các kí hiệu có trên rập: Mã hàng, ngày thực hiện, tên chi tiết, tên công ty thực hiện…

- Kiểm tra tồn bộ thơng số và các dấu bấm trên rập dựa trên thơng số có trong bộ tài liệu kỹ thuật.

- Rập được kiểm tra bởi quản lý phòng rập hoặc phòng may mẫu (sau khi đã kiểm tra độ co rút của vải hoặc đo mẫu và kiểm tra tổng thể bên ngoài) và nếu cần chỉnh sửa phải được phê duyệt của bộ phận MR.

- Kiểm tra số lượng vải cần thiết theo như sơ đồ đã hoàn thành với tài liệu kỹ thuật đã nhận từ bộ phận MR.

- Sau khi quản lý bộ phận sản xuất và bộ phận MR phê duyệt thì sơ đồ sẽ được in ra và đưa vào sản xuất.

Rập cứng sau khi hồn tất khơng có vấn đề gì xảy ra nhưng khi sản phẩm đưa lên chuyền sản xuất và sau khi đưa đi wash về thì thơng số lớn hơn dung sai cho phép tại các vị trí đo của sản phẩm. Buộc phịng rập lại phải chỉnh giảm rập cho phù hợp.

Nhảy size

Mỗi mã hàng phải sản xuất rất nhiều cỡ vóc (size) với tỉ lệ cỡ vóc khác nhau. Vì thế, sau khi có rập thiết kế (size trung bình), các size cịn lại được hình thành bằng cách phóng to hay thu nhỏ size trung bình đã có theo đúng thơng số kích thước và kiểu dáng của mẫu chuẩn. Size trung bình của mã hàng WG01K001R&R-1 là size M

- Nguyên tắc nhảy size: Dựa vào bảng thông số để lập bảng hệ số nhảy size cho các cỡ, nhảy từ các chi tiết nhỏ đến các chi tiết lớn, đối với các chi tiết lớn phải khớp mẫu, các chi tiết trước khi cắt phải mở rộng chi tiết.

- Trình tự nhảy mẫu: chọn phương pháp nhảy size, xác định độ chênh lệch giữa các size, cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển ở các điểm chuẩn.

Giác sơ đồ

Dùng các phần mềm giác sơ đồ trên máy tính để in sơ đồ trên một tờ giấy mềm có khổ giấy tượng trưng cho khổ vải bằng máy in sơ đồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý sản xuất chuyền may tại công ty Noblanb (Trang 68 - 70)