Cơng nhân kiểm vải ở cuối chuyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý sản xuất chuyền may tại công ty Noblanb (Trang 89)

Sau khi kỹ thuật chuyền nhận và kiểm tra rập so với mẫu sẽ tiến hành giao cho công nhân kiểm vải lấy dấu bấm BTP. Cơng nhân kiểm tra xem rập và BTP có trùng khớp khơng. Nếu khơng trùng khớp công nhân tiến hành sửa BTP theo rập cứng (cắt, gọt).  Triển khai may

Kỹ thuật chuyền sẽ dựa vào các bước công việc của quy trình may sản phẩm do kỹ thuật chuyền xây dựng, máy móc thiết bị của xí nghiệp, sản lượng của mã hàng và tay nghề công nhân trong chuyền may, thời gian hoàn thành một sản phẩm và thời gian làm việc trong ngày của công nhân để thiết kế chuyền may hợp lý và đạt năng suất cao nhất. Tổ trưởng và tổ phó chuyền may sẽ phân phát BTP đến chuyền may và được phân chia hợp lý theo từng công đoạn dựa trên thiết kế chuyền may. Việc triển khai sản xuất của từng cụm phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ trưởng chuyền và kỹ thuật chuyền.  Kiểm tra may

Nhân viên QA,QC sẽ dựa vào tài liệu gốc của khách hàng và bảng comment của nhân viên phòng FQA để tiến hành kiểm tra sản phẩm ở từng công đoạn may.

Kiểm tra inline: Nhân viên QC tiến hành kiểm tra sản phẩm của từng công đoạn may mà công nhân vừa mới may xong để đảm bảo độ chính xác cao.

Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền: Sau khi các sản phẩm đầu tiên được may xong, nhân viên QA và QC inline sẽ tiến hành kiểm tra thông số thành phẩm dựa vào tài liệu

với tài liệu gốc: Bảng màu, bảng quy trình may, hướng dẫn sử dụng NPL và viết báo cáo hằng ngày.

Báo cáo kiểm tra trên chuyền hằng ngày sẽ do QC inline thực hiện và nộp về cho phòng FQA vào cuối giờ làm việc. QC inline sẽ báo cáo về tổng số hàng kiểm tra, tổng số hàng lỗi và suy ra tỷ lệ lỗi để phòng FQA xem xét. (Tham khảo phụ lục số 5)

Kiểm tra endline: Sau khi sản phẩm được may xong, QC cuối chuyền kiểm tra thành phẩm dựa trên tài liệu comment của khách hàng do bộ phận FQA cung cấp.

Tổ trưởng chuyền và tổ trưởng QC phải xem xét báo cáo của QC mỗi một giờ và đưa ra hành động khắc phục cho những trường hợp lỗi cao và biện pháp ngăn ngừa lỗi tái diễn.

Cơng đoạn hồn thành

Đây là khâu cuối cùng để hoàn chỉnh sản phẩm may trước khi xuất hàng, vì vậy tất cả cơng việc ở khâu này phải được thực hiện cẩn thận nhằm bảo đảm tối đa số lượng sản phẩm đã may hồn tất. Quy trình cơng nghệ của khâu này bao gồm 11 bước công việc: - Wash - nhuộm.

- Ủi hoàn chỉnh sản phẩm. - Kiểm tra hồn thành. - Gắn thẻ bài. - Dị kim. - Gấp xếp. - Vô bao. - Đóng thùng. - Cân ký. - Gắn Barcode. - Nhập kho thành phẩm.

Hàng đạt yêu cầu từ công đoạn may sẽ chuyển sang khâu giặt: Giặt, tẩy, nhuộm, sửa lỗi kiểm tra và viết báo cáo. Sau đó ủi và đưa vào khâu kiểm tra hoàn thành.Hàng đạt sẽ được gắn thẻ bài, dị kim, gấp xếp vơ bao, kiểm tra trước final, kiểm final có sửa và

xuất hàng (ghi chép báo cáo). Hàng khơng đạt được đưa vào phịng sửa theo quy trình của NPL không phù hợp.

Wash - nhuộm

Wash sản phẩm sau khi hồn tất có tác dụng làm mềm vải, ngồi ra cịn có thể tạo hình các nếp nhăn, làm vải bạc màu hay mài mòn… Đối với mã hàng này khâu wash- nhuộm sẽ đi đôi với nhau. Sau khi sản phẩm được hồn thành, tổ phó chuyền may sẽ gửi sản phẩm đi wash-nhuộm và ghi lại số lượng sản phẩm đã được đưa đi. Nhân viên phịng FQA sẽ kiểm tra lại thơng số sau khi wash-nhuộm về để xem xét độ chênh lệch thông số trước và sau khi wash và đưa ra biện pháp khắc phục.

Ủi

Ủi là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất hàng may cơng nghiệp, có tác dụng làm tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm, ngồi ra cịn giúp khắc phục những khuyết điểm về độ nhăn đường may trong quá trình lắp ráp sản phẩm. Khâu ủi hoàn tất thường sử dụng hệ thống ủi hơi.

Thành phẩm sau khi đưa đi wash - nhuộm về, qua bàn giao nhận phải ghi chép đầy đủ số lượng đã giao. Tổ trưởng tổ ủi sẽ hướng dẫn ủi đúng quy cách và cách khắc phục lỗi sai về thông số của sản phẩm để giảm khả năng sai hỏng ngay từ bước đầu.

Sau khi hàng được gửi đi wash-nhuộm về, may hồn chỉnh nhãn, dây phơi. Cơng nhân bộ phận ủi sẽ ủi chi tiết sản phẩm: Vai con, cổ…

Sản phẩm được ủi theo đúng size đã thiết kế sẵn của tổ ủi, mỗi mã hàng sẽ có mỗi rập ủi khác nhau do tổ ủi thiết kế. Ủi đúng thông số thành phẩm sau wash- \nhuộm. Chủ yếu công nhân sẽ tiến hành phà hơi lên sản phẩm.

Kiểm tra hoàn thành

QC hồn thành sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan, thơng số kỹ thuật một lần nữa sau khi ủi dựa theo bảng thơng số đó được phịng FQA cung cấp.

- Hàng lỗi: Sản phẩm bị bóng, vết ố vàng, co rút quá lớn do nhiệt độ, thông số bị thay đổi quá lớn, sản phẩm sẽ được chuyển qua khu vực lỗi.

- Hàng sửa: Tiến hành sửa và tiếp tục chuyển qua các bước khác khi sửa xong.

Kiểm thẻ bài và gắn thẻ bài

Sau khi kiểm Final, phụ liệu sẽ được nhận từ kho, QA tiến hành kiểm tra thẻ bài: Kiểm tra mã code, mã hàng, số thùng, số size… trên thẻ bài có trùng khớp với tài liệu hướng dẫn kiểm tra phụ liệu khách hàng cung cấp hay khơng.

Hình 2.31: Gắn thẻ bài

Thẻ bài khi kiểm tra sẽ được gắn trực tiếp vào sản phẩm, tùy theo khách hàng yêu cầu mà có cách gắn thẻ bài khác nhau. Như mã hàng WG01K001R&R-1, thẻ bài sẽ được gắn vào sản phẩm bằng ghim.

Dò kim

Sản phẩm sau khi ủi xong và gắn thẻ bài sẽ được cho qua máy dò kim theo yêu cầu của khách hàng.

Hình 2.32: Máy dị kim

- Trường hợp nếu máy dị kim phát hiện có kim loại trong sản phẩm, kiểm tra lại sản phẩm và tìm kim vướng trong sản phẩm ngay lập tức.

- Trường hợp nếu máy dị kim khơng phát ra tín hiệu thì di chuyển sản phẩm qua máy đếm số lượng sản phẩm và các bước tiếp theo.

Gấp xếp

Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang khâu gấp xếp, phụ liệu gấp xếp như giấy hút ẩm được kho cung cấp. Khi gấp xếp phải đảm bảo tính cân đối, thẩm mỹ, làm tăng vẻ đẹp cho sản phẩm và đồng nhất trên cả lô hàng.

Theo phụ lục số 1 trang 6, quy trình gấp xếp mã hàng WG01K001R&R-1 gồm có 3 bước thực hiện.

- Bước 1: Đặt sản phẩm nằm trên miếng bìa cứng, để sản phẩm nằm êm mặt trái ngửa

Hình 2.33: Gấp xếp sản phẩm

- Bước 2: Gấp đôi sản phẩm lại. Gấp từ lai lên 1/3 chiều dài áo.

- Bước 3: Gấp 1/2 áo (hoặc đường ngang eo). Hồn thành kích thước gấp: 12”(L)x9”( W).

Hình 2.34: Gấp xếp sản phẩm Vô bao Vô bao

Sản phẩm sau khi gấp xếp vô bao sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm, thuận lợi trong quá trình vận chuyển bảo quản. Sau khi gấp xếp sản phẩm sẽ được bao gói. Quy cách bao gói sẽ được quy định trong tài liệu kỹ thuật của mã hàng. Theo phụ lục số 1 trang 6, mã hàng sẽ được đóng gói theo u cầu sau:

Hình 2.35: Sản phẩm được vơ bao nylon u cầu về bao bì đóng gói Yêu cầu về bao bì đóng gói

- Sản phẩm phải được ủi trước khi đóng gói: Đóng tất cả theo yêu cầu của khách hàng. - Đề nghị dán thêm băng dính để tránh u cầu đóng gói.

- Sử dụng túi nylon riêng cho gói thương mại điện tử. - Gum sticker nên được dán ở chính giữa của túi nylon.

Cách đóng gói trên áp dụng cho gói thương mại điện tử của PO#12613774 & 12613775, riêng PO#12613773 là sản phẩm có móc treo.

Cơng nhân sẽ phối 4 size lại với nhau và sử dụng một bao nylon lớn để chứa 4 size theo packing list. Sau đó chuyển đến khu vực đóng thùng.

Đóng thùng

Khu vực đóng thùng là khu cuối cùng trong cơng đoạn hồn thành. Thùng carton và băng keo dán thùng sẽ được nhận từ kho lên và cách đóng thùng phải đúng theo yêu cầu về quy cách đóng thùng do khách hàng cung cấp. Khách hàng Kohl dùng loại băng keo trắng trong để dán thùng.Cơng nhân khu vực đóng thùng sẽ dựa vào packing list để tiến hành đóng thùng sản phẩm.

Hình 2.37: Khu vực hồn thành. Quy định kiểm hàng hóa tại khu đóng thùng: Quy định kiểm hàng hóa tại khu đóng thùng:

- Tất cả các hàng hóa xuất hoặc nhập tới nhà kho đều được kiểm tra, sàng lọc, đối chiếu số lượng với các giấy tờ có liên quan bởi trưởng bộ phận và được giám sát chặt chẽ bởi bảo vệ. Đối chiếu các chứng từ gốc về màu sắc, hình dáng để kiểm tra đối chiếu nếu phát hiện sự khác biệt hàng hóa.

- Việc kiểm tra số lượng thực tế, yêu cầu các chứng từ được đối chiếu phải hợp lệ (có đầy đủ chữ ký, khơng tẩy xóa dữ liệu…) như phiếu xuất nhập kho, packing list. - Tiến hành cân đếm số lượng, đối chiếu thơng tin cân nặng và tính số phù hợp.

- Tiến hành tra từ các chứng từ ngoại quan, tài liệu liên quan.

- Thông báo kết quả đến các cơ quan chức năng và có biện pháp khắc phục về sau. Mỗi mã hàng sẽ có cách đóng thùng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Mã hàng WG01K001R&R-1 có hai cách đóng thùng theo từng PO khác nhau:

Cách 1: Mỗi cái trong một bao nylon và mỗi thùng 10 cái cùng một size với kích

thước thùng: L33 X W25 X H9 CM (PO#12613774 và PO#12613775).

Hình 2.38: Đóng thùng Cách 2: Đối với PO#12613773: Cách 2: Đối với PO#12613773:

- Đóng theo tỉ lệ 1:1:2:2:1:1: Đóng 8 cái trong một thùng với 1 cái size XS, 1 cái size S, 2 cái size M, cho vào một bao nylon. Và 2 cái size L, 1 cái size XL, 1 cái size XXL, cho vào một bao nylon.

- Đóng theo tỉ lệ 1:2:2:2:1: Đóng 8 cái trong 1 thùng với 1 cái size S, 2 cái size M, 1 cái size L vào một bao nylon và 1 cái size L, 2 cái size XL, 1 cái size XXL vào một bao nylon.

- PO này là hàng treo, đóng thùng bao gồm cả móc treo và phối size. Kích thước thùng: L52 X W48 X H8 CM.

Hình 2.39: Đóng thùng cho hàng phối Cân ký Cân ký

Cơng nhân khu vực hồn thành sẽ cân từng thùng hàng và ghi số Gross Weight (khối lượng tính ln thùng carton) và Net Weight (khối lượng sản phẩm bên trong thùng carton) lên thùng. Sau đó so sánh số lượng thực tế với số lượng ghi trên bao bì.

Hình 2.40: Cân ký thùng sau khi đóng thùng

- Đạt: Ghi chép số lượng và đóng dấu, sau đó chuyển qua gắn barcode.

- Không đạt: Làm báo cáo lên cấp trên, sau đó báo cho bộ phận đóng thùng để cơng nhân tiến hành đóng lại, cân lại và ghi chép rồi tiếp tục chuyển sang khâu gắn barcode.

Gắn Barcode

Sau khi cân sản phẩm, barcode được nhân viên khu vực hồn thành kiểm tra đầy đủ thơng tin và in ra, tiến hành gắn barcode cho đơn hàng. Khi kiểm tra hàng hóa, ngồi mã vạch cần chú ý các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ đẹp, độ sắc cạnh của sản phẩm, logo, vỏ bao bì, nội dung, thơng tin sản phẩm phải được ghi rõ ràng và chi tiết.

Hình 2.41: Hình ảnh barcode của mã hàng Nhập kho thành phẩm Nhập kho thành phẩm

Sau khi hồn tất các cơng việc ở khâu hồn thành, hàng hóa sẽ được chuyển xuống kho thành phẩm và chờ khách hàng kiểm final trước khi xuất đi.

Kiểm final

Nhân viên MR gửi lịch xuất hàng (ngày xuất hàng theo lịch xuất hàng) cho khách hàng. Sau khi khách hàng nhận được lịch xuất hàng, sẽ cử đại diện Kohl’s sang cơng ty để kiểm hàng tại văn phịng Kohl’s tại công ty.

Xuất hàng

Nhân viên MR dựa vào các hợp đồng với Kohl’s gọi là PO để lấy thông tin lên lịch đặt hãng tàu triển khai cho bộ phận hoàn thành xuất hàng. Ngày xuất hàng sẽ có trong packing list. Mỗi PO sẽ có thời gian xuất hàng khác nhau và phải xuất hàng trước thời gian Ship window (thời gian xuất hàng khỏi nhà máy).

Theo phụ lục số 1 trang số 1, các PO của mã hàng WG01K001R & R-1 (FEB WK2) sẽ được xuất đi lần lượt trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 - 03/01, hàng hóa sẽ được xuất đến USA/Los Angeles bằng tàu.

Hàng hóa được đưa xuống kho trữ để chuẩn bị xuất hàng. Theo phụ lục số 2, tất cả các PO sẽ được xuất vào ngày 02/01 với tổng số lượng là 18,112 sản phẩm. Như vậy để hoàn tất một mã hàng phải trải qua nhiều công đoạn cùng với sự hợp tác của các phịng ban, hỗ trợ lẫn nhau để có thể phát hiện và khắc phục sai sót ngay từ đầu. Một mã hàng đạt yêu cầu khi mọi công đoạn đều được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả để đảm bảo trong suốt q trình sản xuất khơng phát sinh vấn đề.

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHUYỀN MAY TẠI CÔNG TY NOBLAND VIỆT NAM

Tổ chức sản xuất bộ phận may Sơ đồ tổ chức sản xuất chuyền may

Cơng tác quản lý chuyền may với các vị trí chức vụ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chuyền may

Hình 3.1, sơ đồ tổ chức quản lý tại chuyền may gồm các chức vụ như sau: Giám đốc xưởng, quản đốc, kỹ thuật chuyền, tổ trưởng, dưới tổ phó gồm ba vị trí là tổ phó

chuyền may, QC endline và QC inline, cuối cùng là công nhân chuyền may. Giám đốc xưởng Kỹ thuật chuyền Tổ phó Quản đốc QC inline Tổ trưởng Công nhân QC endline

- Giám đốc xưởng: Là người đứng đầu xưởng may, chịu trách nhiệm quản lý khu vực cắt, khu vực vực may và khu vực hoàn thành.

- Quản đốc: Là người quản lý cao nhất ở khu vực may thuộc ban điều hành chuyền may. Quản đốc là người quản lý trực tiếp nhân viên kỹ thuật và cùng nhân viên kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân may. Giải quyết các vấn đề xảy ra khi may sản phẩm, nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy.

- Kỹ thuật chuyền: Quản lý từ 3 đến 4 chuyền may trong khu vực may, hướng dẫn công nhân kỹ thuật may. Điều động nhân viên kỹ thuật di chuyển máy móc khi cần thiết. Chuẩn bị và thực hiện cơng tác bố trí mặt bằng chuyền và phân công lao động. - Tổ trưởng chuyền may: Là người có trách nhiệm quản lý tổ phó, QC và cơng nhân

trong chuyền.

- Tổ phó: Là người có quyền hạn dưới chuyền trưởng. Thực hiện cơng việc rải chuyền, nhận và trả thành phẩm lỗi. Ghi số lượng đầu ra và giao nhận thành phẩm đến bộ phận hoàn thành.

- QC inline, QC endline: QC inline còn được hiểu là QC chuyền may, đảm nhiệm công việc kiểm tra đầu ra của từng công đoạn may sản phẩm. QC endline là QC kiểm thành phẩm ở cuối chuyền, phân loại sản phẩm lỗi và sản phẩm đạt để giao cho tổ phó. - Cơng nhân là lực lượng sản xuất chính để tạo ra sản phẩm, dưới sự giám sát của tổ

trưởng tổ phó và QC.

Quản trị sản xuất trong tổ sản xuất

Trước khi tiến hành sản xuất một mã hàng mới, quản lý bộ phận sản xuất, quản lý và chuyền trưởng sẽ thực hiện lập kế hoạch sản xuất cho chuyền may.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý sản xuất chuyền may tại công ty Noblanb (Trang 89)