- Chính sách Quy tắc
2. Một số vấn đề khoa học trong công tác tổ chức 1 Tầm hạn quản trị
2.2. Quyền hành trong quản trị (Authority)
Trong công tác quản trị, quyền hành luôn luôn kèm theo chức vụ quản trị. Nếu như cấp dưới không tuân theo những chỉ thị của cấp trên thì khơng thể hồn thành mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, những quyền hành kèm theo chức vụ quản trị không phải là vô hạn.
Khái niệm: Quyền hành là năng lực quyết định, chỉ huy, khen thưởng, trừng phạt hay ra lệnh đối với cấp dưới và trông đợi sự tiến hành của họ. Tuy nhiên, chỉ gọi là quyền hành khi nó là một quyền hành hợp pháp chính đáng.
127
Quyền hành có hai đặc điểm cơ bản sau: (1) Tính gắn bó các thành phần trong tổ chức.
(2) Nhà quản trị sử dụng quyền hành như là công cụ để thực hiện các chức năng của mình.
Quyền hành trong quản trị phải được phân cho từng cấp, từng người tùy từng chức vụ, địa vị, khả năng, kinh nghiệm thực tế (phân cấp quyền hành gọi là phân quyền)
Nguồn gốc của quyền hành: theo Max Weber, ơng cho rằng có 3 yếu tố:
(1) Đảm nhận chức vụ hợp pháp; (2) Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng; và (3) Bản thân nhà quản lý có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.
Mối quan hệ giữa sử dụng quyền hành và thái độ lao động: Có ba cách
thức sử dụng quyền hành của nhà quản trị:
(1) Cưỡng bức: Nếu nhà quản trị dùng biện pháp cưỡng bách, đe dọa thì nhân viên vì sợ mà phải làm việc nhưng sẽ thiếu nhiệt tình.
(2) Mua chuộc: Nếu nhà quản trị dùng biện pháp mua chuộc bằng quyền lợi thì nhân viên sẽ làm việc với thái độ tính tốn, cân nhắc theo sự lợi hại đến với bản thân.
(3) Kết thân: xem nhau như những người đồng nghiệp. Nếu muốn nhân viên làm việc với nhiệt tình và sự quan tâm đến lợi ích chung của tổ chức thì nhà quản trị nên sử dụng quyền hành một cách nhẹ nhàng, trong tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung.