- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều
4. Nâng cao hiệu quả quyết định quản trị
4.1. Những phẩm chất cá nhân cần cho quyết định hiệu quả
- Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định. Khi đối phó với một vấn đề, người quản lý rút từ kho kinh nghiệm của mình một giải pháp đã thành cơng trong quá khứ. Trong những trường hợp đòi hỏi những quyết định theo chương trình, thì kinh nghiệm càng tỏ ra có lợi thế hơn. Người quản lý có kinh nghiệm chẳng những giải quyết cơng việc một cách dễ dàng, nhanh chóng mà cịn có hiệu quả nữa. Đối với những trường hợp đòi hỏi một sự đáp ứng không theo chương trình, thì kinh nghiệm có thể có lợi mà cũng bất lợi. Bất lợi chính là ở chỗ những bài học kinh nghiệm hồn tồn khơng thích hợp với vấn đề mới, nó dễ dẫn nhà quản trị đến lối mịn của thói qn và tính bảo thủ. Tuy nhiên, kinh nghiệm có thể là một lợi thế trong việc phân biệt những vấn đề có cấu trúc tốt và những vấn đề có cấu trúc xấu.
Kinh nghiệm làm tăng khả năng của một người quản trị là hợp lý theo lương tri. Quan niệm trọng thâm niên trong tổ chức, theo đó những cá nhân nào đã phục vụ lâu nhất thì được lãnh mức lương cao nhất là dựa trên giá trị của kinh nghiệm. Sự lựa chọn nhân viên cũng thường đặt nặng yếu tố kinh nghiệm cá nhân. Những thành công và thất bại đã qua là căn cứ cho những hành động tương lai. Người làm việc mười năm phải có kinh nghiệm hơn người năm năm, với điều kiện liên tục học hỏi trong suốt 10 năm đó và với điều kiện không phải là học đi học lại một kinh nghiệm tới 10 lần.
86
- Khả năng xét đoán:
Xét đoán là khả năng đánh giá tin tức một cách khơn ngoan. Nó gồm có lương tri, sự chín chắn, lý luận và kinh nghiệm. Thơng thường, sự xét đốn tăng lên cùng với tuổi tác và kinh nghiệm. Tuy nhiên có những người thu được kinh nghiệm mà khả năng xét đốn khơng được cải thiện, do vậy khơng thể đánh đồng xét đốn với kinh nghiệm được.
Người có trí xét đốn tốt có thể nắm những tin tức quan trọng, định lượng và đánh giá chúng. Xét đoán sáng suốt rất quan trọng cho những vấn đề có cấu trúc xấu, vì người làm quyết định chỉ có thể đốn được kết quả bằng sự xét đoán các tương tác, áp dụng những trọng lượng thích hợp cho các tiêu chuẩn, hiểu rõ những bất trắc, và có thể đơn giản hóa vấn đề mà khơng bóp méo những phần cốt yếu.
Khả năng xét đoán cần thiết trong các bước của q trình ra quyết định, nó cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn hệ thống và bao quát vấn đề.
- Óc sáng tạo:
Óc sáng tạo là khả năng liên kết hay kết hợp những ý tưởng để đạt được một kết quả vừa mới lạ vừa hữu hiệu. Các nhà quản trị dùng óc sáng tạo của mình trong việc xác định những vấn đề, các giải pháp và hình dung những kết quả cuối cùng.
Người có óc sáng tạo có thể hiểu và đánh giá vấn đề một cách đầy đủ hơn. Họ cịn nhìn ra được những vấn đề mà người khác không thấy, phát hiện những khả năng lựa chọn. Khi đi tìm những khả năng này, nhà quản trị nhờ vào kinh nghiệm, kiến thức và óc sáng tạo của mình mà phát triển các khả năng lựa chọn.
Chọn lựa một khả năng đã rõ ràng thì vấn đề rất đơn giản, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề mà nhà quản trị gặp phải đều có cấu trúc xấu nên tính sáng tạo ln cần thiết. Ngay cả khi vấn đề có cấu trúc tốt thì tính sáng tạo cũng khơng thừa vì nó càng làm cho giải pháp đa dạng và thích hợp hơn.
- Khả năng định lượng:
Đây là phẩm chất cuối cùng cần thiết cho việc quyết định có hiệu quả. Phẩm chất này liên quan tới khả năng áp dụng những phương pháp định lượng như qui hoạch tuyến tính, lý thuyết nhận dạng, mơ hình thống kê,… Đó là những kỹ thuật giúp cho những người quản lý đạt được những quyết định hiệu
87
quả, đánh giá những khả năng lựa chọn. Tuy nhiên, những kỹ thuật này chỉ là cơng cụ chứ khơng thể thay thế sự xét đốn cá nhân của nhà quản trị được.
Ngoài ra, nhà quản trị phải thu thập nhiều thông tin, tới mức tối đa, trước lúc phải đi đến quyết định và quan trọng hơn là phải có khả năng phân tích những thơng tin đó. Đồng thời họ cũng phải quan tâm đúng mức tới triết lý kinh doanh và chiến lược cơng ty vì nó là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo chi phối mọi hoạt động kinh doanh của cơng ty đó. Bên cạnh đó, cần có thêm mục đích của cơng ty, phương châm để thực hiện mục đích, hay xác định bộ mặt, phong cách, văn hóa của cơng ty. Chiến lược cơng ty xác định những phương hướng phát triển chủ yếu của công ty trong tương lai như mục tiêu sản phẩm, thị trường vốn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực v.v…
Mọi quyết định của công ty đều mang dấu ấn triết lý kinh doanh và chiến lược. Một công ty khơng có triết lý kinh doanh và chiến lược phát triển rõ ràng thì sẽ gặp khó khăn khi phải ra những quyết định .
Cuối cùng, nhà quản trị cũng cần có phẩm chất nhà kinh doanh, trước tiên, đó là trực giác. Đây là phẩm chất rất quan trọng giúp cho nhà quản trị đưa ra được quyết định đúng đắn vào thời điểm hợp lý nhất. Nhiều nhà quản trị thường địi hỏi phải có đầy đủ dữ kiện mới ra quyết định. Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng cho phép như thế. Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh biến động liên tục, nhiều khi một quyết định đúng đắn hóa ra sai lầm nếu thực hiện hiện trễ. Thứ hai là phải quyết đốn và có bản lĩnh.