3.1. Phương pháp nghiên cứu và thu thậ p xử lý dữ liệu
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp.
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp trên cơ sở tham khảo các tài liệu:
+ Báo cáo tài chính có kiểm tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam được lựa chọn và báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam giai đoạn 2015 –2019 [15].
+ Số liệu từ các tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học, trang web, số liệu từ cơ quan thống kê, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài giai đoạn 2015-2019.
- Các ngân hàng được chọn để lấy mẫu nghiên cứu là 15 ngân hàng thương mại lớn (quy mô mạng lưới và tổng tài sản) đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (đây là các ngân hàng thương mại có vốn sở hữu Nhà nước, các ngân hàng thương mại tư nhân và không bao gồm các ngân hàng thương mại nước ngoài). Các ngân hàng này đều được đồng thời đưa vào mơ hình để xác định đường biên hiệu quả cho tất cả các ngân hàng. Sự lựa chọn này xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, các ngân hàng TMCP có sở hữu của Nhà nước (NHTMCPNN)
thường có lợi thế về vốn, thị trường và quan hệ khách hàng tuy nhiên các ngân hàngTMCP có sở hữu tư nhân lại chịu nhiều áp lực về quản trị tài chính cũng như đề cao việc tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận nên các ngân hàng TMCPNN chưa chắc đã kinh doanh hiệu quả hơn các ngân hàng này.
Thứ hai, Việc xem xét các ngân hàng TMCPNN vào mẫu nghiên cứu có
thể giúp cho việc so sánh hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo các nhóm khác nhau mà khơng làm thay đổi nhiều đến thứ tự xếp hạng hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước tới hiệu quả kinh doanh ngân hàng có thể được đánh giá hợp lý hơn bằng các phân tích hồi quy sau khi tính tốn hiệu quả ngân hàng [2].
Thứ ba, Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được tổng hợp trong
bảng 3.1. Có tổng 35 ngân hàng thương mại trong đó bao gồm 7 ngân hàng thương mại nhà nước (kể cả 3 ngân hàng thương mại nhà nước mua lại 0 đồng), 28 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 ngân hàng thương mại liên doanh. Nhưng do một vài ngân hàng mới thành lập, mới sát nhập, mới được mua lại... nên số liệu tác giả thu thập được khơng đầy đủ, chưa có độ chính xác cao và chưa đủ độ tin cậy nên tác giả đã loại trừ khỏi nghiên cứu của mình.
Vậy mẫu nghiên cứu của luận án bao gồm “19 ngân hàng thương mại” bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần không bao gồm các ngân hàng thương mại liên doanh. Tất cả các ngân hàng này được đưa vào mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của RRTD đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong mẫu 19 ngân hàng thương mại nghiên cứu tác giả lấy các đầy đủ các ngân hàng ở các nhóm theo các tiêu chí:
- Nếu phân chia theo cơ cấu sở hữu các ngân hàng nghiên cứu bao gồm: + Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước
+ Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
- Phân chia theo chất lượng hoạt động: các ngân hàng nghiên cứu cũng bao gồm các nhóm: Hiệu quả hoạt động tốt (BIDV,Vietcombank); Hiệu quả hoạt động ở mức trung: (Agribank, Vietinbank); Hiệu quả hoạt động kém (Sacombank).
Bảng 3.1: Danh sách 19 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Tên ngân hàng và mã chứng khoán
STT Tên Ngân hàng (Mã CK)
01 Ngân hàng Công thương Việt Nam CTG
02 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCB
03 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID 04 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam
AGR 05 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VPB 06 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam
EIB 07 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB 08 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MBB
09 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB
10 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam MSB 11 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn – Thương tín STB 12 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam TCB 13 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TPB 14 Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt LPB 15 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội SHB 16 Ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân NVB 17 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương SGB 18 Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh HDB 19 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SEABANK
- Phân chia theo quy mơ vốn điều lệ thì các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu bao gồm nhóm có quy mơ vốn lớn, vừa, trung bình và thấp. Theo tiêu chí này thì các ngân hàng nghiên cứu được chia thành 4 nhóm sau:
Bảng 3.2: Nhóm ngân hàng nghiên cứu
STT Ngân hàng Vốn điều lệ đến 2019 (tỷ VNĐ) Mã CK giao dịch Sàn giao dịch
1 Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (vốn điều lệ trên 20.000 tỷ VNĐ)
1.Ngân hàng công thương VN 37.234 CTG HSX
2.Ngân hàng Ngoại thương VN 35.977 VCB HSX
3.Ngân hàng đầu tư và phát triển VN
34.187 BID HSX
4.Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
29.126 AGR
2 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ từ 10.000- 20.000 tỷ VNĐ 5.NN TMCP Sài gịn – Thương tín 18.852 STB HSX 6.NHTMCP Quân đội 18.155 MBB HSX 7.NHTMCP Việt Nam thịnh vượng 15.706 VPB HSX 8.NHTM CP Xuất nhập khẩu VN 12.355 EIB HSX 9.NHTMCP Hàng Hải VN 11.750 MSB OTC 10.NHTMCP Kỹ thương VN 11.655 TCB HSX 11.NHTMCP Sài gòn- Hà Nội 11.197 SHB HNX 12.NHTMCP Á Châu 10.273 ACB HNX
3 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ từ 5000 tỷ - 10.000 tỷ
VNĐ
13.NHTMCP phát triển HCM 9.810 HDB HSX
14.NHTMCP Bưu điện Liên Việt
15. NHTMCP Tiên Phong 5.842 TPB HSX
16. NHTMCP Quốc tế VN 5.644 VIB HSX
17.NHTMCP Đông Nam Á 5.465 SeABAN
K OTC 4 Nhóm NHTMCP có vốn điều lệ dưới 5000 tỷ VNĐ 18.NHTMCP Sài gịn cơng thương 3.080 SGB OTC 19.NHTMCP Quốc dân 3.010 NVB HNX
Nguồn: Từ tổng hợp của tác giả