Qúa trình hình thành của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 06-4-2021 LUAN VAN MINH TUAN CHINH SUA SAU BAO VE (Trang 58 - 59)

4.1. Qúa trình hình thành và phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

4.1.1. Qúa trình hình thành của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, có nhiều đóng góp vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước; số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không ngừng tăng cao, bao gồm các khối: các ngân hàng thương mại nhà nước; các ngân hàng thương mại cổ phần; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các ngân hàng liên doanh; các chi nhánh 100% vốn nước ngoài.

Từ năm 1992,Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống đa cấp trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ cho một cơ sở khách hàng rộng hơn. Trong năm 1993, có 31 ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn trung bình chỉ vào khoảng 9 triệu USD với cổ đông chi phối/nguồn vốn chủ yếu là từ các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức Hoa kiều và thường tồn tại chỉ để đáp ứng nhu cầu của những người sở hữu chúng. Số lượng các ngân hàng cổ phần tăng đến mức kỷ lục là 51 ngân hàng vào năm 1996, nhưng đến 2006 đã giảm xuống còn 35 ngân hàng. Cho đến năm 2009, 2010 nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ba ngân hàng thương mại lớn là VCB, CTG và EIB đã chính thức niêm yết trên sàn GDCK. Hệ thống ngân hàng Việt nam tách bạch hẳn các hoạt động tín dụng chính sách sang một số các ngân hàng chuyên trách như: ngân hàng nhà Đồng Bằng sơng Cửu Long, ngân hàng chính sách Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Từ năm 2015 đến 2019 hệ thống ngân hàng đã phát triển tương đối ổn định với sự gia tăng về số lượng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (từ 50 lên

61) và sự giảm nhẹ của số lượng ngân hàng thương mại cổ phần (từ 35 xuống 31) theo xu thế hợp nhất sát nhập nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh đưa đến số lượng hiện tại là 98 ngân hàng (trong đó có 04 NHTMNN, 31 NHTMCP, 2 NHLD và 61 chi nhánh ngân hàng nước ngoài) (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam (2015 - 2019)

Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 NHTMNN 5 5 5 7 04 NHTMCP 35 33 28 28 31 NHTMLD 4 4 4 3 2 CNNHNN 50 53 47 50 61 Tổng cộng 94 95 84 88 98

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NHNNVN 2015-2019[15]

Một phần của tài liệu 06-4-2021 LUAN VAN MINH TUAN CHINH SUA SAU BAO VE (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)