Thả giống và cho ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG V: SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NI CÁ CHÌNH

5.3.2. Thả giống và cho ăn

Cá giống với kích cỡ 10 gam/con có thể thả với mật độ 0,3-0,6 kg/m2. Điều quan trọng là cá giống phải đồng cỡ để hạn chế ăn lẫn nhau.

Thức ăn của cá bao gồm các loại cá tạp xay nhuyễn hay thức ăn tổng hợp. Thông thường, để cá dễ dàng ăn mồi và tránh gây bệnh, người ta phải cho cá tạp vào nước sôi cho bông da mới dùng cho cá ăn. Thức ăn cá tạp được cho vào khay, bằng lưới kim loại đủ thưa cho cá có thể nhìn thấy được và đặt trong nước. Thức ăn tổng hợp cho vào khay mịn. Thức ăn dư thừa cần phải được loại bỏ. Trong q trình ni, khơng nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột mà nên thay đổi từ từ cho cá quen dần mỗi khi đổi loại thức ăn mới.

Cho cá ăn chỉ 1 một lần trong ngày vào khoảng 8-10 giờ sáng. Thông thường những nơi ấm, tỷ lệ cho ăn khoảng 10 % trọng lượng cơ thể đối với cá tạp, hay 1,0-3,5 % đối với thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên tùy vào thời tiết, giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cá ăn mạnh vào những ngày có nắng, có gió và giảm ăn vào những ngày có mây mưa hay yên tĩnh.

Do có hiện tượng khơng bình thường trong giới tính của cá sẽ có sự thay đổi giới tính khi cá có kích cỡ nhỏ hơn 30cm, thông thường con đực chiếm đa số trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cá đực chậm lớn hơn cá cái. Do đó người ta trộn hormon vào thức ăn nhằm chuyển đổi chúng thành con cái hồn tồn, vì cá cái có sức lớn tốt hơn.

Tùy từng loại thức ăn, hệ số thức ăn có thể là 1,4 đối với thức ăn tổng hợp hay 7,0 đối với cá tạp tươi.

Hình 5.3: Ao ni cá chình ở Đài Loan (http://www.american.edu/TED/eelfarm.htm)

5.3.3. Phân cỡ

Trong quá trình ni, cá sẽ lớn nhanh khi được ăn đầy đủ. Tuy nhiên chính sự lớn nhanh đó trong điều kiện mật độ dày làm cho ao chật chội. Hơn nữa sự lớn không đồng đều của chúng sẽ làm chúng ăn lẫn nhau. Chính vì thế cần phải định kỳ phân cỡ cá để nuôi trong ao riêng biệt. Lần phân cỡ đầu là 30 ngày sau khi ương. Khi nuôi từ cá con đến cá thương phẩm, cần phân cỡ 3-5 lần.

Để phân cỡ cá, có thể dùng vợt với kích cỡ mắc lưới thích hợp, khơng gút để vớt cá cỡ lớn khi chúng tập trung lại lúc cho ăn. Đối với cá cỡ lớn một phương tiện chuyên dùng là khung gỗ với những thanh dọc cách nhau, khoảng cách thích hợp cho cá nhỏ lọt qua được. Khung được đặt nghiêng. Khi cho cá vào khung, những cá nhỏ sẽ lọt xuống qua lỗ lưới có dụng cụ chứa ở ngay dưới khung, trong khi những cá lớn tiếp tục đi xuống đầu thấp của khung để rơi vào dụng cụ chứa.

Cần thật nhẹ nhàng trong thao tác, cũng như các dụng cụ sử dụng phải trơn nhẵn, tránh làm xây sát cá, dễ gây bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)