CHƯƠNG V: SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NI CÁ CHÌNH
5.3.4. Quản lý chất nước
Quản lý chất lượng nước tốt, đăc biệt đối những ao thâm canh là một trong những khâu quan trọng trong quá trình ương ni cá. Trong những ao ương nuôi, ngoài nhu cầu nước cấp dồi dào, không nhiễm phèn (pH 7,8-9,0), còn dùng thêm những máy đạp nước để tăng cường oxy cho ao, đặc biệt là vào ban đêm. Cũng có thể thêm nước mới vào khoảng 4 % trong 3-4 giờ. Cá sẽ ngừng ăn khi oxy dưới 1 ppm. Để giữ pH và oxy trong khoảng thời gian thích hợp, màu nước giữ vai trò quan trọng, tốt nhất là nước có màu xanh nhạt và độ trong từ 20-30 cm. Tốt nhất nên giữ hàm lượng Nitrite dưới 0,2 ppm và Amonia dưới 0,2 ppm.
5.3.5. Thu hoạch
Sau thời gian ni thịt 5-6 tháng, cá có thể đạt kích cỡ thương phẩm với chiều dài 40-50 cm và nặng 150-250 g. Việc thu hoạch có thể dùng vợt khi cho ăn. Tuy nhiên, cũng cần tháo cạn ao ít nhất một lần hàng năm để thu hoạch toàn bộ cá, tránh sự chênh lệch kích cỡ do vụ cá trước cịn lại và cá mới thả ni tiếp vụ sau, hơn nữa cá quá lớn giảm giá trị.
Vận chuyển cá bằng phương pháp khơ. Trường hợp vận chuyển 5-10 giờ, có thể dùng rỗ nhựa. Mỗi rỗ chiếm 4-5 kg cá và 1-2 kg nước đá. Trong quá trình vận chuyển cần tưới nước thường xuyên. Trường hợp vận chuyển dài 20-30 giờ nên dùng bao nhựa. Với túi 8 lít sẽ chứa 5-10 kg cá và 1-2 lít nước và 0,5-1 kg nước đá và oxy được bơm đầy túi.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Cho biết các lồi cá chình ni phổ biến trên thế giới? Lồi nào hiện đang được ni chính ở Việt Nam và vì sao?
2) Tóm tắt các đặc điểm sinh học quan trọng cần lưu ý khi ni cá chình? 3) Tóm tắt bằng sơ đờ kỹ thuật và giải thích qui trình lỹ thuật ương cá chình? 4) Tóm tắt các khâu kỹ thuật quan trọng của các mơ hình ni cá chình? 5) Triển vọng của nghề ni cá chình ở Việt Nam