Nuôi cá trong đăng quầng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 50)

11 7,520,41 Gốc vây lưng và vây hậu môn phân biệt với gốc vây đuôi Cơ thể trong và có những dạng sắc tố của cá con tự nhiên

6.3.3. Nuôi cá trong đăng quầng

Nghề nuôi cá măng trong đăng đã đạt thành công từ nhiều thế kỷ nay ở nhiều nơi và hứa hẹn nhiều triển vọng.

Chọn vị trí thích hợp là cần đảm bảo ít sóng gió, có dịng nước chảy vừa phải, tránh nơi rác bèo trơi dạt, đáy đấy sét pha thịt và sâu ít nhất 1,5 m. Khu nuôi được rào bằng khung, cọc tre và nhiều lớp lưới với cỡ mắt thích hợp. Diện tích đăng ni khoảng 1,5 ha hay đến 100 ha, thông thường 10-20 ha. Độ sâu khu ni ít nhất 1,5 m. Khu ương nên có diện tích 10 % khu ni.

Mật độ cá giống thả khoảng 10.000-20.000 con/ha với kích cỡ cá thích hợp là 6-7 cm. Sau khi ương khoảng 2 tháng, cá đạt 12,5 cm thì chuyển đến khu nuôi thịt. Trong giai đoạn ương, bổ sung cám gạo 2 lần mỗi ngày với tỉ lệ 5 % trong lượng thân cá. Trong thời gian nuôi thịt, không cần thiết cho cá ăn trừ khi vào những tháng trời lạnh hay hai tuần trước khi thu hoạch để vỗ béo cá.

Sau tám tháng đến một năm, cá đạt 500-800 g thì có thể thu hoạch. Phương pháp thu hoạch có thể là lưới vây hay lưới rê.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Đặc điểm sinh học quan trọng của cá măng?

2) Tóm tắt bằng sơ đờ qui trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá măng và cho biết những khâu quan trọng nhất cần lưu ý để sinh sản nhân tạo cá măng thành cơng? 3) Tóm tắt qui trình ương cá măng bột lên hương?

4) Tóm tắt qui trình kỹ thuật ương cá măng hương lên giống trong ao đất? 5) Tóm tắt các khâu kỹ thuật quan trọng của các mơ hình ni cá măng? 6) Vì sao nghề ni cá măng ở Việt Nam chưa phát triển?

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)