Vai trò trách nhiệm của ALCO:
Quản trị thanh khoản, rủi ro thanh khoản và các yêu cầu lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng một cách liên tục, có tính đến lưu chuyển tiền tệ cộng dồn từ lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ dự báo, phát sinh từ tăng trưởng tiền gửi và cho vay dự kiến. Thanh khoản bao gồm tồn bộ tài sản có và tài sản nợ có nhạy cảm với dịng tiền trên bảng cân đối.
Vai trò trách nhiệm của phòng ALM:
- Xây dựng khung quản trị thanh khoản cũng như kế hoạch dự phòng thanh khoản
- Giám sát rủi ro thanh khoản
- Thiết lập và giám sát chiến lược và sách lược quản trị thanh khoản - Chuẩn bị dự báo dòng tiền hàng tháng
- Thực hiện phân tích độ nhạy rủi ro thanh khoản - Giám sát tổng thể thanh khoản thị tường.
Vai trò trách nhiệm của phòng phòng nguồn vốn:
- Trung tâm điều hòa vốn là một bộ phận thuộc phòng Nguồn vốn & KDTT chịu trách nhiệm thực hiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản.
- Quản lý nguồn vốn để tài trợ cho thiếu hụt thanh khoản toàn ngân hàng - Quản lý hàng ngày về thanh khoản ngắn hạn và các trạng thái thanh khoản - Dự báo nhu cầu thanh khoản hàng ngày
- Quản lý chênh lệch thanh khoản theo các hạn mức được ALCO thiết lập - Quản lý danh mục tài sản có tính thanh khoản cao trên cơ sở hạn mức đề ra
để đảm bảo khơng có sự vi phạm về hạn mức.
- Quyết định việc sử dụng các công cụ thị trường bao gồm các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Vai trò, trách nhiệm của phòng QLRR
- Xây dựng các quy định, các giới hạn liên quan trong công tác quản trị thanh khoản
- Giám sát, cảnh báo các trường hợp vi phạm giới hạn, quy định về quản trị thanh khoản.
2.4.4. Các công cụ quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP PhátTriển TPHCM. Triển TPHCM.
Việc đo lường rủi ro thanh khoản tại HDBank dựa trên các công cụ như phân tích các chỉ số thanh khoản, kết hợp phương pháp dự báo dòng tiền tương lai sau khi điều chỉnh hành vi khách hàng và công cụ phân tích tình huống và thử nghiệm căng thẳng Trong đó, phương pháp phân tích các chỉ số là phương pháp chủ đạo nhất. Đối với các chỉ số thanh khoản, HDBank quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ các chỉ tiêu trên bảng tổng kết tài sản và có các biện pháp thực hiện các giới hạn đó.
2.4.4.1. Các chỉ số rủi ro thanh khoản
Các chỉ số rủi ro thanh khoản giúp HDBank giám sát mức độ rủi ro và các điều kiện thanh khoản trong phạm vi mức độ chấp nhận rủi ro đã được xác định.
Các hạn mức rủi ro thanh khoản được ALCO phê duyệt từng thời kỳ thông qua hạn mức trạng thái thanh khoản cho các thang kỳ đến hạn. Khối Nguồn vốn & KDTT chịu trách nhiệm thực hiện và phịng ALM theo dõi tính tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản và báo cáo ALCO theo quy định.
Bảng 2.5: Các chỉ số rủi ro thanh khoản
Stt Chỉ số rủi ro thanh khoản Giới hạn
1 Tài sản lỏng/Tổng TS (Trừ vốn CSH) ≥ 20%
2 Khả năng thanh toán
2.1. Tỷ lệ Khả năng thanh toán ngay ≥ 15%
2.2. Tỷ lệ Khả năng thanh toán (7 ngày) = VND ≥ 100% 2.3 Tỷ lệ Khả năng thanh toán (7 ngày) = USD ≥ 100%
3 Hạn mức mở GAP
3.1. GAP ALM = VND đến 7 ngày/ Tổng huy động -10% 3.2 GAP ALM = VND kỳ hạn 7 ngày đến 30 ngày/Tổng huy động -25%
4 Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR)
4.1 LDR tổng quy đổi ≥ 60%
≤ 80%
4.2 LDR = VND ≥ 60%
4.3 LDR = USD ≥ 60% ≤ 100%
4.4 LDR = vàng 0%
5 Tỷ lệ sử dụng vốn NH cho vay TDH theo thời gian còn lại. ≤ 20%
6 Hệ số an toàn vốn CAR ≥ 10%
≤ 16%
7 Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) ≥ 100%
8 Tỷ lệ nguồn vốn ổn định (NSFR) 9 Tỷ lệ rủi ro thanh khoản
9.1 Trường hợp có khả năng xảy ra nhất ≤ 5% Vốn CSH
9.2 Trường hợp xấu nhất ≤ 10% Vốn CSH
2.4.4.2. Thử nghiệm căng thẳng thanh khoản
Công cụ thực hiện thử nghiệm căng thẳng
Thử nghiệm căng thẳng tại HDBank được xây dựng trên cơ sở Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) của Basel III, trong đó xác định khả năng của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong 30 ngày trong tình huống căng thẳng thanh khoản địi hỏi Ngân hàng cần sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao.
Các tình huống để thực hiện thử nghiệm căng thẳng
Có thể từ sự kiện bất lợi của thị trường và của chính Ngân hàng. Các giả định được sử dụng để phát triển các tình huống thử nghiệm căng thẳng bao gồm:
- Suy giảm giá trị của các tài sản có tình thanh khoản cao gia tăng. - Tỉ lệ suy giảm tiền gửi từ khách hàng gia tăng.
- Tỉ lệ tái tục của danh mục tiền gửi của khách hàng suy giảm đáng kể so sánh với tình huống kinh doanh bình thường có phân tích hành vi.
- Tỉ lệ rút trước hạn của danh mục tiền gửi từ khách hàng gia tăng. - Tỉ lệ tái tục của danh mục vay gia tăng.
- Tỉ lệ tái tục của danh mục huy động trên liên ngân hàng là không.
- Tỉ lệ rút vay của các hạn mức cam kết còn lại và các khoản mục khác trên bảng cân đối ngoại bảng (LC, bảo lãnh Ngân hàng) gia tăng
Các giả định nêu trên được giả định xảy ra trong thời gian là 30 ngày nhằm tính tốn chênh lệch thanh khoản lũy kế và xác định dự trữ thanh khoản cần thiết giúp
Ngân hàng có đủ khả năng duy trì trạng thái thanh khoản dương ở tất cả các thang kỳ hạn.
Cấp độ kiểm nghiệm căng thẳng
- Cấp độ 1 - căng thẳng ở cấp độ thấp: sử dụng các giả định trong các điều kiện kinh doanh bình thường dựa trên việc sử dụng dữ liệu thống kê trong quá khứ ở cấp độ trung bình.
- Cấp độ 2 - căng thẳng ở cấp độ cao: các giả định được thực hiện bằng việc sử dụng tình huống căng thẳng thanh khoản xấu nhất đã xảy ra trong quá khứ. 2.4.4.3. Phân tích tình huống
Trong phân tích tình huống, ngân hàng thực hiện phân tích rủi ro thanh khoản trong trường hợp phát sinh chênh lệch luồng tiền âm, với các tình huống phụ trội thanh khoản thay đổi khác nhau đối với từng loại tiền. Ví dụ phụ trội thanh khoản VND thay đổi từ 0,5% đến 2,5% với bước nhảy 0,5%. Phụ trội thanh khoản của USD thay đổi từ 0,1% đến 0,5% với bước nhảy 0,1%.
Phụ trội thanh khoản là giá trị lãi suất mà ngân hàng phải chi trả để duy trì các khoản tiền gửi đáo hạn, thu hút các khoản tiền gửi mới hoặc đi vay thị trường liên ngân hàng.
Phân tích tình huống kiểm tra rủi ro thanh khoản dựa trên các tình huống phụ trội thanh khoản trong trường hợp có xác suất xảy ra nhiều nhất và trường hợp xấu nhất.
Phân tích tình huống nhằm đo lường mức lỗ tiềm tàng tương lai phát sinh do mức chênh lệch lũy kế âm của hồ sơ kỳ hạn trong các kỳ đáo hạn ngắn. Vì chấp nhận chi phí tăng thêm để duy trì trạng thái thanh khoản là một hoạt động bình thường trong hoạt động ngân hàng .
2.4.4.4. Kế hoạch dự phòng thanh khoản
Kế hoạch dự phòng thanh khoản được ngân hàng xây dựng để đánh giá khủng hoảng thanh khoản tiềm ẩn cũng như vạch ra các hành động cần thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của các khủng hoảng tiềm ẩn.
Kế hoạch dự phòng thanh khoản cũng chỉ ra các phương thức huy động vốn khác nhau có thể được xem xét và kế hoạch thực hiện nhằm quản lý môt cuộc khủng
st ĐV phụ trách Các bước Thời gian
1 Phòng ALM
Lập báo cáo thanh khoản
Phịng ALM Phân tích tình hình thanh
khoản
2 Phịng ALM
Chỉ thị cho phòng NV & KDTT
3 Phòng
NV&KDTT Quyết định giao dịch đảm
bảo mục tiêu thanh khoản
4 Phòng
NV&KDTT Kiểm tra, đối chiếu tàikhoản
hoảng kéo dài, đồng thời cũng bao gồm việc vô hiệu khi cuôc khủng hoảng đã được giải quyết xong.
Kế hoạch dự phòng thanh khoản bao gồm 6 bước từ khi phát hiện khủng hoảng thanh khoản tiềm tàng cho đến lúc kết thúc kế hoạch.
2.4.5. Quy trình quản trị thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM. TPHCM.
2.4.5.1. Quy trình quản trị thanh khoản hàng ngày
Lưu đồ 2.1: Quy trình quản trị thanh khoản hàng ngày
Bước 1: Lập báo cáo thanh khoản
Đầu ngày, phòng ALM lập báo cáo luồng tiền đến hạn, báo cáo chỉ số thanh khoản, số dư tài khoản Nostro.
Bước 2: Phân tích tình hình thanh khoản
Căn cứ trên báo cáo thanh khoản, phịng ALM đánh giá tình tình thanh khoản hiện tại, xác định mức dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản.
st ĐV phụ trách Các bước Thời gian 1 NV&KDTT, Các khối KD, CNTT, Phòng ALM Phòng ALM Trước ngày 2 Thu thập và làm sạch dữ liệu
2 Nhập dữ liệu vào mơ hình Trước ngày 8
3
Phịng ALM, Phòng BCQT, NV&KDTT Phòng ALM
Trước ngày 9
Dự báo và điều chỉnh theo hành vi khách hàng
4 Trước ngày 10
Báo cáo trạng thái thanh khoản và các chỉ số rủi ro thanh khoản
5 Phòng ALM Trước ngày 10
Báo cáo Phân tích tình huống và Thử nghiệm căng thẳng
6 Phòng ALM Trước ngày 12
Gửi báo cáo cho ALCO
Bước 3: Chỉ thị cho phòng NV & KDTT
Sau khi thực hiện bước phân tích ở trên, phòng ALM sẽ ra chỉ thị cho phòng VN & KDTT về lượng vốn cần phải huy động hoặc cần phải đầu tư cũng như kỳ hạn của các giao dịch để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng và đảm bảo các chỉ số và hạn mức thanh khoản theo luật định và nội bộ.
Bước 4: Quyết định giao dịch đảm bảo mục tiêu thanh khoản
Phòng NV & KDTT sau khi tiếp nhận các chỉ thị của Phòng ALM, sẽ kết hợp với các thơng tin về tình hình thị trường để quyết định các giao dịch như gửi/ nhận gửi, vay/cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán…để đảm bảo các mục tiêu thanh khoản theo chỉ thị của phòng ALM.
2.4.5.2. Quy trình quản trị thanh khoản hàng tháng
7 ALCO Trước ngày 16 Thư ký ALCO ALCO ra nghị quyết
8
Các đơn vị có liên quan, Phịng ALM Trước ngày 17
Các ĐV liên quan thực hiện nghị quyết ALCO
9 Phòng ALM Trước ngày 10
tháng sau
Cập nhật tình hình thực hiện nghị quyết và báo cáo cho ALCO
Bước 1: Thu thập và làm sạch dữ liệu
- Phòng ALM tập hợp các điều chỉnh dữ liệu từ các Khối kinh doanh và các phòng/ban liên quan gửi cho CNTT.
- CNTT dựa trên dữ liệu phòng ALM cung cấp để điều chỉnh các khoản mục và xuất dữ liệu về kỳ đến hạn theo hợp đồng và hành vi khách hàng từ hệ thống.
Bước 2: Nhập dữ liệu vào mơ hình
Phịng ALM thực hiện nhập dữ liệu vào mơ hình excel.
Bước 3: Dự báo và điều chỉnh theo hành vi khách hàng
- Đối với các khoản mục huy động và cho vay khách hàng, phòng ALM dựa trên dữ liệu về hành vi quá khứ của khách hàng để dự báo hành vi tương lai.
- Các phương pháp sử dụng dữ liệu hành vi quá khứ: dựa trên số trung bình năm trước, số cùng kỳ năm trước, số được tính tốn theo trọng số thời gian, số của tháng liền kề trước đó…. Việc sử dụng phương pháp nào do Trưởng phòng ALM quyết định tùy từng thời điểm và tính chất từng khoản mục.
Bước 4: Báo cáo trạng thái thanh khoản và các chỉ số rủi ro thanh khoản
- Phòng ALM sẽ lập các báo cáo về trạng thái thanh khoản. Trạng thái thanh khoản được tính tốn dựa trên luồng tiến đến hạn của tài sản nợ và tài sản có đã được phân nhóm vào các thanh kỳ hạn. Trạng thái thanh khoản lũy kế của tất cả các thang kỳ hạn sẽ xác định trạng thái thanh khoản đang âm, dương hay cân bằng.
- Phịng ALM cũng tính tốn các chỉ số thanh khoản đã được phê duyệt để báo cáo cho ALCO.
50
- Phân tích tình huống:
Phịng ALM đặt các giả định về phụ trội thanh khoản khác nhau và tính tốn rủi ro thanh khoản trong các trường hợp phát sinh luồng tiền âm.
- Thử nghiệm căng thẳng:
Phịng ALM thực hiện tính tốn tỷ lệ LCR trong hai trường hợp căng thẳng ở mức độ thấp và căng thẳng ở mức độ cao dựa trên các giả định về các tỷ lệ suy giảm, tỷ lệ tái tục, tỷ lệ rút/trả trước hạn, tỷ lệ giải ngân, tỷ lệ thanh toán các cam kết… ứng với mỗi tình huống căng thẳng.
Bước 6: Gửi Báo cáo cho ALCO
Phịng ALM phải gửi báo cáo phân tích về rủi ro thanh khoản đến các thành viên ALCO ít nhất 2 ngày trước ngày họp ALCO hàng tháng.
Bước 7: ALCO ra nghị quyết
Dựa trên các báo cáo về trạng thái thanh khoản, các chỉ số thanh khoản và báo cáo phân tích tình huống và thử nghiệm căng thẳng, ALCO sẽ thảo luận và đưa ra các nghị quyết trong cuộc họp ALCO nhằm xử lý các rủi ro thanh khoản và sử dụng tối ưu nguồn vốn của ngân hàng.
Bước 8: Thực hiện nghị quyết ALCO
Các đơn vị có liên quan mà chủ yếu là các khối kinh doanh thực hiện theo các nghị quyết về xử lý rủi ro thanh khoản được đưa ra trong cuộc họp ALCO hàng tháng.
Bước 9: Cập nhật tình hình thực hiện nghị quyết và báo cáo cho ALCO
- Định kỳ trước cuộc họp ALCO hàng tháng, các đơn vị có liên quan sẽ cập nhật cho phịng ALM tình hình thực hiện nghị quyết ALCO về xử lý rủi ro thanh khoản.
- Phòng ALM tổng hợp và báo cáo cho ALCO trong cuộc họp để ALCO nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra các chỉ thị tiếp theo.
2.4.6. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM trong các năm vừa qua.
Tại HDBank hiện nay đã áp dụng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản theo hướng phối hợp (tức là kết hợp chiến lược quản trị thanh khoản Tài sản Có và chiến lược quản trị thanh khoản Nợ). Kết hợp linh hoạt cả hai chiến lược trên, HDBank đã
xây dựng nên các quy trình và chính sách quản trị thanh khoản, đồng thời chủ động xử lý các trường hợp khe hở thanh khoản thâm hụt hoặc thặng dư.
Khi dư thừa thanh khoản ngắn hạn (ít hơn 6 tháng), NH sẽ thực hiện các biện pháp như:
- Đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng - Cho vay ngắn hạn đối với các TCTD khác
- Mua giấy tờ có giá ngắn hạn như Tín phiếu NHNN, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các NHTM.
- Đầu tư kinh doanh ngoại tệ bằng các giao dịch giao ngay hoặc các giao dịch phái sinh nếu tình hình thị tường thuận lợi.
Khi dư thừa thanh khoản dài hạn (từ 6 tháng trở lên), NH sẽ thực hiện các biện pháp như:
- Tăng cho vay đối với các tổ chức, cá nhân, TCTD.
- Mua giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu chỉnh phủ, trái phiếu của các TCTD hoặc của các Tổ chức kinh tế.
- Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà thanh khoản vẫn dư thừa thì ngân hàng sẽ giảm nguồn vốn huy động và vốn vay.
Khi thiếu hụt thanh khoản , NH sẽ thực hiện các biện pháp sau
- Nếu thiếu hụt thanh khoản ở mức độ cao, HDBank sẽ vay ngắn hạn NHNN Việt Nam và các TCTD khác; bán hoặc repo giấy tờ có giá trên thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ ( các tài khoản có tính thanh khoản cao).