So sánh LDR của HDB so với các NHTMCP khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Đơn vị: Tỷ đồng, %

So sánh chỉ tiêu này của HDBank và Abbank, Seabank ta thấy: HDBank đều có tỷ lệ LDR thấp hơn hai ngân hàng bạn trong các năm, chỉ trừ năm 2012 tỷ lệ LDR của Seabank xuống mức 53.1% thấp hơn của HDBank (55.3%). Tỷ lệ này của Abbank và Seabank đều khá cao trong các năm trước và mới giảm xuống tronng các năm gần đây.

Hạn mức mở Gap

Để xác định Gap thanh khoản chính xác, NH HDBank phân loại các tài sản có (cung thanh khoản) và tài sản nợ (cầu thanh khoản) theo các mốc thời gian đến hạn chi tiết như: O/N, 2-7 ngày, 1-2 tuần, 2 tuần – 1 tháng, từ 1 đến 2 tháng, từ 2 đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng…

Dựa vào bảng theo dõi này, NH xác định được khe hở thanh khoản theo các kì hạn tương ứng như trên. Sau đó tỷ số giữa hạn mức mở Gap và tổng vốn huy động được tính tốn và so sánh với giới hạn được quy định nằm giúp ngân hàng có những

điều chỉnh về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ hợp lý để đáp ứng được giới hạn đã được quy định.

Hạn mức mở Gap này được tính tốn dựa trên kỳ đến hạn theo hợp đồng (trước khi điều chỉnh hành vi khách hàng) và sau khi điều chỉnh hành vi khách hàng nhằm phản ánh chính xác luồng tiền thực tế.

Hạn mức này nhằm xác định rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Mức chênh lệch lũy kế âm trong các kỳ hạn ngắn thể hiện thiếu hụt thanh khoản, trong khi chênh lệch lũy kế dương của các kỳ hạn ngắn thể hiện mức an toàn thanh khoản. Do đó, rủi ro thanh khoản và việc lượng hóa rủi ro thanh khoản chỉ được áp dụng trong những trường hợp trong đó ngân hàng có mức chênh lệch lũy kế âm trong các kỳ đáo hạn ngắn hạn.

Bảng 2.3: Báo cáo tình trạng thanh khoản rịng theo hợp đồng ở thời

điểm cuối các năm

Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2010 Tên khoản mục ON 2- 7days 7-14 days 2W-

1M 1-2M 2-3M 3-6M 6-9M 9-12M 1-2Y 2-5Y >5Y

TỔNG TS 1,208 1,352 1,334 1,516 1,957 4,316 3,565 1,218 8,656 4,511 2,750 368 TỔNG TS NỢ (1,404) (3,985) (3,491) (3,963) (7,753) (5,874) (2,394) (1,273) (1,698) (1,427) (67) (53) GAP TOÀN HÀNG (196) (2,633) (2,157) (2,447) (5,795) (1,558) 1,172 (55) 6,957 3,084 2,683 316 GAP LŨY KẾ TOÀN HÀNG (196) (2,828) (4,986) (7,433) (13,228) (14,786) (13,614) (13,669) (6,711) (3,627) (944) (628) GAP LUỸ KẾ/VỐN HUY ĐỘNG -0.9% -13.4% -23.7% -35.3% -62.8% -70.2% -64.7% -64.9% -31.9% -17.2% -4.5% -3.0%

Năm 2011 Tên khoản mục ON 2-7days 7-14 days 2W-

1M 1-2M 2-3M 3-6M 6-9M 9-12M 1-2Y 2-5Y >5Y

TỔNG TS 1,300 2,021 1,982 5,627 4,650 4,126 4,564 3,754 6,041 5,091 2,304 2,329 TỔNG TS NỢ (1,395) (2,755) (1,864) (10,411) (9,033) (8,693) (1,587) (3,515) (1,357) (1,121) (413) (3,064) GAP TOÀN HÀNG (95) (734) 118 (4,784) (4,382) (4,567) 2,977 239 4,685 3,969 1,891 (735) GAP LŨY KẾ TOÀN HÀNG (95) (829) (711) (5,494) (9,877) (14,443) (11,466) (11,227) (6,543) (2,573) (683) (1,418) GAP LUỸ KẾ/VỐN HUY ĐỘNG 0.4% -3.1% -2.6% -20.4% -36.7% -53.6% -42.6% -41.7% -24.3% -9.6% -2.5% -5.3% Năm 2012 Tên khoản mục ON 2- 7days 7-14

days 2W-1M 1-2M 2-3M 3-6M 6-9M 9-12M 1-2Y 2-5Y >5Y

TỔNG TS 1,559 1,253 3,073 2,679 6,691 5,258 4,904 4,681 5,473 7,671 3,639 3,247 TỔNG TS NỢ (2,116) (3,374) (3,438) (9,215) (7,977) (8,775) (5,374) (3,406) (4,698) (1,137) (54) (2,064) GAP TOÀN HÀNG (557) (2,121) (364) (6,536) (1,286) (3,516) (471) 1,275 775 6,535 3,584 1,183 GAP LŨY KẾ TOÀN HÀNG (557) (2,678) (3,042) (9,578) (10,865) (14,381) (14,852) (13,577) (12,802) (6,267) (2,683) (1,500) GAP LUỸ KẾ/VỐN HUY ĐỘNG -1.5% -7.1% -8.0% -25.3% -28.7% -37.9% -39.2% -35.8% -33.8% -16.5% -7.1% -4.0%

Nhìn chung trong cả 3 năm, chỉ số Gap thanh khoản lũy kế/tổng huy động của 2 kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng đã có chiều hướng cải thiện. Do đặc tính của hoạt động ngân hàng là huy động kỳ hạn ngắn và cho vay kỳ hạn dài vì vậy Gap thanh khoản có xu hướng âm tại các kỳ hạn ngắn (từ O/N đến 3 tháng) và dương tại các kỳ hạn dài. Năm 2010, rút kinh nghiệm từ những bài học trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ở việc một số NHTM lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, cộng thêm nợ xấu dẫn đến rủi ro kì hạn và “lệch” vịng quay vốn; khiến cho thanh khoản theo đó rơi vào trạng thái căng thẳng. Do đó, HDBank đã tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản; đi cùng với đó là các yêu cầu cân đối huy động vốn và cơ cấu kì hạn. Mức chênh lệch thanh khoản lũy kế toàn hàng khoảng – 1.628 tỷ.

Năm 2011, là một năm với diễn biến phức tạp trên thị trường liên ngân hàng vào các tháng cuối năm nhưng HDBank đã duy trì mức thâm hụt thanh khoản thấp hơn so với năm 2010; đạt -1.418 tỷ.

Sang năm 2012, mức độ thâm hụt thanh khoản ở một vài kì hạn chưa được cải thiện so với năm 2011. Từ khi ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động, thì đã có sự chảy vốn từ các NHTMCP sang NHTM nhà nước. Ngân hàng tập trung huy động tại các kỳ hạn ngắn làm Gap thanh khoản lũy kế kỳ hạn dưới 3 tháng đạt -17.381 tỷ.

Tỷ lệ khả năng thanh tốn ngay (tối thiểu 15%)

Hình 2.7: Tỷ lệ khả năng thanh tốn ngay của HDB qua các năm

Theo quy định của thơng tư 13 ( có hiệu lực từ ngày 01/10/2010) thì cuối mỗi ngày các TCTD phải xác định và có biện pháp để đảm bảo khả năng chi trả cho ngày hôm sau. Theo quy định, các ngân hàng phải đạt tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “ Có” thanh tốn ngay và Tổng nợ phải trả. Qua bảng số liệu ta có thể thấy HDBank đã đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ khả năng chi trả. Tất cả các thời điểm thì tỷ lệ này của HDBank đều cao hơn so với mức 15%.

Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Theo quy định trong thông tư số 15/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn tối đa chỉ được 30%. HDBank đã quy định nội bộ tỷ lệ này khắt khe hơn so với quy định của NHNN, ở mức 20%.

Hình 2.8: Chỉ tiêu sử dụng nguồn vốn NH cho vay TDH tại HDB qua các năm

Đơn vị: %

Qua biểu đồ có thể thấy ngân hàng đã sử dụng rất ít nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Năm 2010 tỷ lệ này là 0.00%, sang năm 2011 tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng lên là 4.89% cao hơn nhiều so với năm 2010 là do giải ngân cho chương trình cho vay ưu đãi của các dự án JICA và JIBIC, tuy nhiên vẫn đảm bảo thấp hơn 30% mà Ngân hàng Nhà Nước quy định. Đến năm 2012, tỷ lệ này đã được giảm xuống cịn 0.00% do vốn tự có của ngân hàng đã tăng lên rất nhiều sau khi tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên hệ số này thấp cũng cho thấy ngân hàng đang dư thừa

vốn TDH. Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay TDH nhằm tiêu thụ hết lượng vốn thừa này.

Hệ số CAR

Hình 2.9: Hệ số CAR của HDB qua các năm

Đơn vị: %

Theo biểu đồ trên có thể thấy HDBank đã đảm bảo duy trì hệ số CAR cao hơn so với quy định của NHNN (9%) và cao hơn so với quy định nội bộ (10%). Tuy nhiên hệ số CAR quá cao cũng chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn chưa thật sự hiệu quả. An tồn và lợi nhuận ln là hai yếu tố phải đánh đổi cho nhau. Mức độ an toàn cao chứng tỏ lợi nhuận mang lại sẽ thấp. Ngân hàng cần tích cực cơ cấu lại các khoản mục tài sản của mình nhằm sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn và vẫn đảm bảo giới hạn an toàn của NHNN.

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR)

Cùng với chỉ số về tỷ lệ nguồn vốn ổn đinh (NSFR), thỉ tỷ lệ đảm bảo thanh khoản LCR là một chỉ số do Basel đưa ra. LCR sẽ bắt đầu được các ngân hàng trên thế giới thực hiện từ ngày 1/1/2015 ở mức 60%, sau đó mỗi năm nâng 10% lên đến 100% kể từ ngày 1/1/2019.

Hdbank đã bắt đầu áp dụng tính tốn tỷ lệ LCR từ tháng 07/2012 theo tư vấn của cơng ty kiểm tốn PWC nhằm đưa việc quản trị rủi ro thanh khoản ngày càng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế.

Hình 2.10: Tỷ lệ LCR của HDB qua các tháng

Đơn vị: %

Qua biểu đồ có thể thấy tỷ lệ đảm bảo thanh khoản tuy có chiều hướng cải thiện dần từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013 nhưng vẫn chưa đạt theo chuẩn của Basel là đảm bảo 100%. Trong trường hợp Stress Test với mức độ bình thường, tỷ lệ khả quan nhất vẫn chỉ đạt 80% tại thời điểm tháng 4/2013. Trong trường hợp Stress Test với mức độ cao, tỷ lệ LCR chỉ xoay quanh mốc 20%-40%. Điều này cho thấy theo chuẩn quốc tế tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho dòng tiền ra ròng trong vịng 1 tháng tới.

Tỷ lệ nguồn vốn ổn định (NSFR)

Hình 2.11: Tỷ lệ NSFR của HDB qua các tháng

40

Theo biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ NSFR cũng có xu hướng ngày càng tăng. Và từ thời điểm tháng 2/2013, tỷ lệ nguồn vốn ổn định của ngân hàng đã đảm bảo theo tiểu chuẩn của Basel (tối thiểu 100%). Điều này có nghĩa là trong vịng 1 năm tới nguồn vốn ổn định sẵn có của ngân hàng đã đáp ứng được nguồn vốn ổn định theo yêu cầu.

Tỷ lệ rủi ro thanh khoản so với vốn chủ sở hữu

Kết quả tính tốn rủi ro thanh khoản từ việc phân tích các tình huống được so sánh với vốn chủ sở hữu nhằm đo lường quy mô mức lỗ tiềm tàng của ngân hàng phát sinh do mức chênh lệch lũy kế âm của hồ sơ kỳ hạn.

Bảng 2.4. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2012

Tình huống Danh mục Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản so với VCSH Trường hợp có khả năng xảy ra nhất VND 364 6.7% Phụ trội thanh

khoản 3% đối với VND, 2% đối với USD và 0,5% đối với Vàng USD 7 0.1% VÀNG 5 0.1% TOTAL 376 7.0% Trường hợp xấu nhất VND 607 11.2% Phụ trội thanh

khoản 5% đối với VND, 2,5% đối với USD và 1% đối với Vàng USD 8 0.2% VÀNG 10 0.2% TOTAL 625 11.6% Vốn chủ sở hữu 5,394

Bảng trên cho thấy trong trường hợp có khả năng xáy ra nhất, khi mức phụ trội thanh khoản phải trả cho VND là 5%, cho USD là 2,5%, cho Vàng là 1%, thì tổng mức rủi ro thanh khoản ngân hàng phải chịu là 376 tỷ, chiếm 7% vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp xấu nhất con số này là 625 tỷ, chiếm 11.6% vốn chủ sở hữu. So với hạn mức ngân hàng đề ra là 5% cho trường hợp có khả năng xảy ra nhất và 10% cho

trường hợp xấu nhất, thì ngân hàng vẫn chưa đạt được mức an toàn mong đợi. Ngân hàng cần cải thiện Gap kỳ hạn nhằm giảm mức rủi ro thanh khoản.

2.4. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM Triển TPHCM

2.4.1. sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCPPhát Triển TPHCM. Phát Triển TPHCM.

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng phải có chức năng ALM hiệu quả để quản lý rủi ro thanh khoản.

Thông tư quy định các Ngân hàng phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Các ngân hàng phải ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm các ngoại tệ khác cịn lại được quy đổi sang đồng đơ la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả phải được HĐQT thơng qua và phải được rà sốt, xem xét sửa đổi, bổ sung tối thiểu 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của NHNN.

Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả tối thiểu phải có các nội dung sau:

- Vai trò, trách nhiệm, phân cấp ủy quyền của bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có.

- Quy trình quản lý theo dõi kỳ hạn đối với tài sản Nợ và tài sản Có cũng như hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về thiếu hụt khả năng chi trả, khủng hoảng về thanh khoản và các giải pháp xử lý hoặc phương án hành động. - Xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản

(stress-testing) trong các tình huống khác nhau.

Thơng tư số 13/2010/NHNN có hiệu lực đã tác động tích cực đến việc kiểm soát hoạt động của NHNN đối với các NHTM, nâng cao khả năng thanh khoản của Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động NH.

2.4.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản.

HDBank đã đặt ta nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản như sau:

- Trụ sở chính chịu trách nhiệm quản trị thanh khoản trên toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung.

- Thanh khoản được quản trị hàng ngày, theo chiến lược của hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

- HĐQT và ALCO luôn được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản. - Quản trị thanh khoản được thực hiện thơng qua các quy định, quy trình, thiết

lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản.

- Quản trị thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong các trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.

2.4.3. Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản.

HDbank đã ban hành quy định số 298A/QĐ-TGĐ vào tháng 4 năm 2009 về quản lý thanh khoản. Sau đó đã ban hành quy định số 1030/2013/QĐ-TGĐ vào tháng 8 năm 2013 về Quản lý Tài sản nợ và Tài sản có trong đó bao hàm nội dung về quản lý rủi ro thanh khoản. Hiện tại, HDbank thực hiện quản lý thanh khoản dựa trên sự phối hợp giữa phòng ALM, phòng Nguồn vốn và phịng QLRR, trong đó mỗi phịng ban nắm giữ một chức năng khác nhau và có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. Ủy ban ALCO là cơ quan cao nhất có trách nhiệm phê duyệt mọi quyết định liên quan đến các hạn mức thanh khoản cũng như các hành động ứng phó trong các trường hợp có rủi ro về thanh khoản. Cơ chế phối hợp có thể được biểu thị qua sơ đồ:

Vai trị trách nhiệm của ALCO:

Quản trị thanh khoản, rủi ro thanh khoản và các yêu cầu lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng một cách liên tục, có tính đến lưu chuyển tiền tệ cộng dồn từ lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ dự báo, phát sinh từ tăng trưởng tiền gửi và cho vay dự kiến. Thanh khoản bao gồm tồn bộ tài sản có và tài sản nợ có nhạy cảm với dịng tiền trên bảng cân đối.

Vai trò trách nhiệm của phòng ALM:

- Xây dựng khung quản trị thanh khoản cũng như kế hoạch dự phòng thanh khoản

- Giám sát rủi ro thanh khoản

- Thiết lập và giám sát chiến lược và sách lược quản trị thanh khoản - Chuẩn bị dự báo dịng tiền hàng tháng

- Thực hiện phân tích độ nhạy rủi ro thanh khoản - Giám sát tổng thể thanh khoản thị tường.

Vai trò trách nhiệm của phòng phòng nguồn vốn:

- Trung tâm điều hòa vốn là một bộ phận thuộc phòng Nguồn vốn & KDTT chịu trách nhiệm thực hiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản.

- Quản lý nguồn vốn để tài trợ cho thiếu hụt thanh khoản toàn ngân hàng - Quản lý hàng ngày về thanh khoản ngắn hạn và các trạng thái thanh khoản - Dự báo nhu cầu thanh khoản hàng ngày

- Quản lý chênh lệch thanh khoản theo các hạn mức được ALCO thiết lập - Quản lý danh mục tài sản có tính thanh khoản cao trên cơ sở hạn mức đề ra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w