Tổng quan về thẻ ghi nợ nội địa

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 25 - 28)

1.4.1 Khái niệm

Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ điện tử được các Ngân hàng phát hành, cho phép khách hàng sử dụng trực tiếp tài khoản của mình để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền.

1.4.2 Vai trò

Thẻ ghi nợ nội địa đem lại cho khách hàng các lợi ích sau đây:

Có thể giao dịch với ngân hàng phát hành thẻ 24/7 và trên toàn quốc.

Giao dịch tức thời, thuận tiện, nhanh chóng.

Dễ dàng kiểm tra tài khoản.

Sinh lợi trên số dư có trong tài khoản.

Không phải đem theo tiền mặt, không lo sợ mất tiền ngay cả khi mất thẻ.

Bên cạnh đó, Thẻ ghi nợ nội địa cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau so với các phương tiện thanh toán khác:

Phạm vi sử dụng hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ chỉ giao dịch được qua các thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, POS) hoặc

kênh giao dịch điện tử (Internet Banking, SMS Banking).

1.4.3 Đặc điểm

Về mặt hình thức, Thẻ ghi nợ nội địa có hình dạng chữ nhật, kích thước thơng thường là 8,5cm x 5,5cm x 0,76 cm (dài x rộng x dày). Trên Thẻ có logo ngân hàng phát hành Thẻ, số Thẻ, thời hạn sử dụng Thẻ và tên chủ Thẻ, dải băng từ chứa đựng các dữ liệu được mã hóa là cơ sở cấp phép cho chủ thẻ giao dịch và các thông tin khác tùy theo ngân hàng phát hành thẻ.

Đồng thời, Thẻ ghi nợ nội địa được tích hợp các tiện ích cho phép khách hàng sử dụng thẻ để rút tiền, thanh tốn hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản giữa các chủ thẻ với nhau,…

1.4.4 Đối tượng sử dụng Thẻ ghi nợ nội địa

Các khách hàng mục tiêu sử dụng Thẻ ghi nợ nội địa đa dạng và có một số đặc điểm chung như sau:

Có thu nhập ổn định: đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước,

khách hàng thuộc tầng lớp cận trung lưu trở lên.

Thường xuyên chi tiêu mua sắm thanh tốn hàng hóa dịch vụ: chủ doanh

nghiệp, các bà nội trở.

Thường xuyên chuyển nhận tiền qua tài khoản: sinh viên học sinh.

1.4.5 Các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng

Bên cạnh Thẻ ghi nợ nội địa, có một số dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng khác như sau:

Séc: là phương tiện thanh tốn do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ

theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh tốn trả khơng điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng phù hợp với quy định của Nghị định này.

Uỷ nhiệm chi, lệnh chi: là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn nơi mình mở tài khoản thanh tốn, u cầu tổ chức đó

trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của mình để trả hoặc chuyển tiền cho người thụ hưởng.

Uỷ nhiệm thu, nhờ thu: là lệnh thanh toán của người thụ hưởng lập theo mẫu

do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra cái nhìn tổng quát về cơ sở lý luận để xây dựng một chiến lược cấp đơn vị kinh doanh cho doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh là nắm bắt các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghệp để làm căn cứ chọn lựa sản phẩm dịch vụ, thị trường, tạo ra sự khác biệt hóa cũng như xây dựng chính sách phí cạnh tranh để theo đuổi nhằm đạt mục tiêu dài hạn của tổ chức. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu ra một số dạng chiến lược kinh doanh thường được sử dụng và tìm hiểu chiến lược kinh doanh Thẻ ghi nợ nội địa của 2 ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Chương 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA MHB

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w