3.2 Xây dựng các phương án chiến lược
3.2.5 Ma trận SWOT
Sau khi phân tích mơi trường bên ngồi, mơi trường bên trong để xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng MHB, chúng ta có thể xây dựng được ma trận SWOT của Ngân hàng MHB như sau:
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Ngân hàng MHB O: Cơ hội
1.Chính sách của nhà nước khuyến khích người dân thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
2.Kinh tế tăng trưởng, thu nhập người dân tăng, sức mua tăng.
3.Số dân trong độ tuổi lao động trên 50%, khách hàng trung lưu, cận trung lưu chiếm đa số.
4.Hành lang pháp lý của hoạt động kinh doanh Thẻ.
5.Nhận thức về việc sử dụng thẻ của người dân tăng lên.
T: Thách thức 1.Cạnh tranh quyết liệt của
các NH như NH nước ngoài với nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực thẻ, chăm sóc khách hàng.
2.Chuyển đổi từ cơng nghệ thẻ từ sang thẻ chip.
3.Sự đe dọa của các dịch vụ thanh toán truyền thống.
4.Thị trường cạnh tranh khốc liệt.
5.Thói quen sử dụng tiền mặt.
S: Điểm mạnh
1. Mối quan hệ với chính quyền địa phương.
2. Mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp.
3. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu của Nhà nước, có uy tín kinh doanh.
4. Chất lượng dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
5. Biểu phí dịch vụ Thẻ ưu đãi.
6. Sự quan tâm ủng hộ của Ban lãnh đạo đối với Thẻ.
7. Nguồn khách hàng lớn từ sản phẩm tín dụng, tiền gửi chưa được khai thác hết.
8. Năng lực tài chính tốt.
9. Đội ngũ nhân sự chuyên môn, môi trường làm việc thân thiện.
Kết hợp S-O
- Chiến lược chuyên môn hóa theo khách hàng (S1, S3, S6, S7, S9, 01, 03, 04). - Chiến lược tăng cường
quảng cáo, khuyến mãi (S2, S4, S5, S8, S9, 01, 02, 03, 05).
Kết hợp S-T
- Chiến lược chi phí thấp (S5, S6, S8, S9, T1, T4, T5).
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm/phát triển tiện ích dựa trên thẻ (S2, S4, S5, S6, S8, T2, T3).
W: Điểm yếu
1.Thương hiệu Thẻ ghi nợ nội địa chưa mạnh.
2.Tiện ích Thẻ chưa đa dạng so với đối thủ cạnh tranh.
3.Hoạt động Marketing, bán hàng chưa nhiều kinh nghiệm.
4.Lợi thế cạnh tranh theo vị trí thị phần bị hạn chế.
5.Cơ sở điểm chấp nhận thẻ ATM, POS chưa nhiều.
Kết hợp W-O
- Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường, khuyến khích giao dịch Thẻ nhiều hơn (W1, W4, 02, 05). - Chiến lược chi phí thấp
kết hợp với khác biệt hóa (W2, W3, W5, O3).
Kết hợp W-T
-Chiến lược chuyên mơn hóa theo đặc trưng sản phẩm (W1, W2, W3, T1, T4, T5).
-Chiến lược kết hợp về phía sau (W2, W5, T5).
Nhóm chiến lược S-O
Chiến lược chun mơn hóa theo khách hàng (S1, S3, S6, S7, S9, 01, 03, 04):
thế mạnh về mối quan hệ với chính quyền địa phương, vị thế Ngân hàng có vốn góp của Nhà nước, sự ủng hộ quan tâm của Ban lãnh đạo, nguồn khách hàng hiện hữu trong bối cảnh Nhà nước khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt, sức mua sắm gia tăng, nhận thức của người dân chuyển biến tốt nhằm thu hút khách hàng truyền thống và các đơn vị hành chính sự nghiệp mở thẻ, phát triển thẻ về số lượng.
Chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mãi (S2, S4, S5, S8, S9, 01, 02, 03, 05): thế mạnh về chất lượng dịch vụ khách hàng, biểu phí thẻ có tính cạnh tranh
cao, nguồn lực tài chính mạnh, sự quan tâm của Ban lãnh đạo; Ngân hàng MHB hồn tồn có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại thu hút cán bộ cơng nhân viên thực sự có nhu cầu sử dụng thẻ phù hợp với chính sách phát triển Thẻ của nhà nước và quy định khuyến mãi đối với Thẻ ghi nợ nội địa. Chiến lược này giúp Ngân hàng tìm kiếm khách hàng có chất lượng, tăng doanh thu từ Thẻ. Nhóm chiến lược S-T
Chiến lược chi phí thấp (S5, S6, S8, S9, T1, T4, T5): với thế mạnh về biểu phí
ưu đãi, năng lực tài chính tốt, sự đồng lịng của Cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo; Ngân hàng MHB lựa chọn chiến lược chi phí thấp để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng đến từ ngân hàng nước ngoài, tổ chức phi ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng có thói quen sử dụng tiền mặt chuyển sang sử dụng thử Thẻ ghi nợ nội địa thông qua các chương trình miễn phí, giảm phí giao dịch. Chiến lược này giúp Ngân hàng MHB giảm rủi ro giành giật khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm/phát triển tiện ích dựa trên thẻ (S2, S4, S5, S6, S8, S2, S3): với thế mạnh về mạng lưới điểm giao dịch, biểu phí, chất
lượng, khả năng tài chính phát triển tiện ích dựa trên thẻ, sự ủng hộ của Ban lãnh đạo; Ngân hàng MHB khi tập trung phát triển tiện ích dựa trên thẻ là tăng được sự cạnh tranh đến từ sản phẩm thay thế khác.
Nhóm chiến lược W-O
- Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường, khuyến khích giao dịch Thẻ nhiều hơn (W1, W4, 02, 05): thương hiệu Thẻ ghi nợ nội địa chưa mạnh, lợi thế cạnh tranh theo vị trí thị phần bị hạn chế là cơ sở để Ngân hàng MHB tiến hành các hoạt động khuyến khích các khách hàng hiện đã có thẻ giao dịch nhiều hơn, tạo dựng nguồn khách hàng truyền thống giá trị trong bối cảnh tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng hàng năm và nhận thức về việc sử dụng thẻ của người dân tăng lên.
Chiến lược chi phí thấp kết hợp với khác biệt hóa (W2, W3, W5, O3): với điểm yếu tiện ích Thẻ chưa đa dạng so với đối thủ cạnh tranh , hoạt động Marketing, bán hàng chưa nhiều kinh nghiệm, cơ sở điểm chấp nhận thẻ ATM/POS chưa nhiều. Tuy nhiên, số dân trong độ tuổi lao động trên 50% và khách hàng trung lưu, cận trung lưu chiếm đa số. Đây là cơ hội để Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh doanh chi phí ưu đãi, phù hợp với đại đa số người dân có mức sống trung bình/trung bình khá, đồng thời đẩy mạnh phát triển Thẻ ghi nợ nội địa theo chiều sau như đa dạng hóa tiện ích trên 1 kênh giao dịch điện tử Mobile Banking thay vì khơng thể phát triển cùng lúc nhiều tiện ích trên nhiều kênh khác nhau.
Nhóm chiến lược W-T
- Chiến lược chuyên mơn hóa theo đặc trưng sản phẩm (W1, W2, W3, T1, T4, T5): với điểm yếu là thương hiệu Thẻ ghi nợ nội địa chưa mạnh, tiện ích Thẻ
chưa đa dạng so với đối thủ cạnh tranh, hoạt động Marketing, bán hàng chưa rầm rộ; Ngân hàng MHB sẽ tập trung đẩy mạnh các giao dịch tiện ích Thẻ có tính phổ thơng cho khách hàng bằng công tác tư vấn lợi ích của tiện ích thẻ đem lại cho khách hàng như tiện ích nạp tiền vào thuê bao di động qua tin nhắn. Điều này vừa hóa giải sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng nước ngoài với nhiều kinh nghiệm, tăng vị thế trên thị trường, vừa dần dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng.
- Chiến lược kết hợp về phía sau (W2, W5, T5): với điểm yếu tiện ích Thẻ chưa
đa dạng so với đối thủ cạnh tranh, cơ sở điểm chấp nhận thẻ ATM/POS chưa nhiều, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn tồn tại; Ngân hàng lựa chọn hình thức kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel,
…để vừa gia tăng tiện ích thanh tốn cho khách hàng với chi phí thấp vì khai thác hệ thống sẵn có của Viettel vừa đưa khách hàng đến với nhận thức việc sử dụng Thẻ ghi nợ nội địa để thanh tốn dịch vụ viễn thơng là hình thức thanh tốn tối ưu so với các hình thức thanh tốn khác. Từ đó, thuyết phục khách hàng mở Thẻ và giao dịch Thẻ nhiều hơn.