Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 31 - 32)

2.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh

2.2.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật

Một trong những lý do làm cho sản phẩm thẻ dần đi vào đời sống của người dân Việt Nam hiện nay là các chính sách phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

chính phủ. Cụ thể là chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc chi trả lương cho công chức qua tài khoản, Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 của Thủ Tướng Chính Phủ, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Đồng thời, các văn bản luật tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, phát triển Thẻ thanh toán/Thẻ ghi nợ nội địa đã được ban hành như Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng 2007, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng 2007, Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện. Nhà nước thường xuyên cập nhật các xu hướng thị trường để điều chỉnh các quy định pháp lý phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển Thẻ thanh toán. Cụ thể, là việc ban hành Thơng tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35) năm 2012 và Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an tồn hoạt động của ATM (Thơng tư 36) năm 2013 tạo sân chơi công bằng hơn giữa các tổ chức phát hành thẻ và khách hàng sử dụng thẻ.

Tuy nhiên, các quy định cịn mang tính chung chung, chưa xác lập cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hoạt động giao dịch Thẻ dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi quyết định mở, sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w