Phân tích hồi quy 4 biến với NIM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 121)

Các biến Hệ số Beta Giá trị t Mức ý nghĩa VIF

X3_LOAN .011 2.652 .011** 1.334

X4_DEPOSIT -.058 -3.288 .002* 1.112

X5_LIQUID .023 2.386 .021** 1.643

X6_COST .804 5.380 .000* 1.453

X8_TAX .314 3.877 .000* 1.084

R2 điều chỉnh =0.595 F= 13.187 Sig. của F = .000 Durbin-Watson= 2.012

Nguồn: Kết quả chạy hồi quy từ phần mềm SPSS

Các nhân tố thanh khoản (LIQUID) với mức ý nghĩa 5%, nhân tố tiền gửi (DEPOSIT) với mức ý nghĩa 1%,, và nhân tố cho vay (LOAN) với

mức ý nghĩa 5%, đều cĩ tác động lên NIM cĩ chiều như đối với ROA và phù hợp với giả thuyết tác giả đưa rạ

Ngồi ra, nhân tố chi phí hoạt động (COST) và nhân tố thuế (TAX) với độ tin cậy khá cao ở mức 99% và cả hai nhân tố này đều tác động cùng chiều với lợi nhuận. Nhân tố COST cĩ hệ số ước lượng là +0.804 và nhân tố TAX cĩ hệ số ước lượng là +0.314. kết quả này trái ngược với giả thuyết tác giả đưa rạ

Đối với nhân tố chi phí hoạt động, việc gia tăng chi phí này sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng vì các ngân hàng trong nước đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động dưới sức ép tăng thị phần từ các nhà băng nước ngồi tại Việt Nam để cạnh tranh, các ngân hàng nội địa buộc phải tìm

cách tăng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch, dẫn đến tăng số nhân viên và vì thế làm tăng chi phí nàỵ

Đối với nhân tố thuế, thuế mà các NHTM phải nộp hàng năm khơng theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy, khi lợi nhuận trước thuế tăng lên thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng theọ

2.2.4. Tĩm tắt kết quả nghiên cứu

Để phân tích các nhân tố tác động lên lợi nhuận ngân hàng bằng thực nghiệm, tác giả đã chạy hồi quy 59 quan sát với 11 biến cho các chỉ số đại diện cho lợi nhuận ngân hàng là ROE, ROA và NIM cho kết quả như sau:

Nhân tố đầu tiên là quy mơ ngân hàng, nhân tố này cĩ tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng thơng qua việc xem xét giữa quan hệ giữa quy mơ và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữụ

Nhân tố thứ hai là thanh khoản và nhân tố thứ ba là vốn hĩa thị trường đều cĩ tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTM dựa trên mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản và vốn hĩa thị trường với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

Thứ tư là nhân tố tiền gửi tác động ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng dựa trên mối quan hệ ngược chiều giữa tiền gửi với ROA và NIM.

Nhân tố thứ năm là cho vay cĩ quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng dựa trên mối quan hệ cùng chiều giữa cho vay với ROA và NIM.

Hai nhân tố cuối cùng là nhân tố chi phí hoạt động và nhân tố thuế đều tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTM dựa trên mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí hoạt động và thuế với NIM.

Kết luận chương 2

Chương 2 này kết thúc với việc tổng hợp kết quả của nghiên cứu thực nghiệm, cĩ 7 trong số 11 nhân tố tác động lên lợi nhuận ngân hàng. Sự tác động của các nhân tố này cĩ thể cùng chiều hay ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng. Cĩ một số nhân tố phù hợp với giả thuyết tác giả đưa ra nhưng cũng cĩ một vài nhân tố hồn tồn trái ngược với giả thuyết của tác giả trong phạm vi đề tài nàỵ

Để lý giải cho các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã phác thảo một số nét về tinh hình biến động kinh tế để lý giải cho những biến động trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tiếp đĩ, việc đi vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính nhằm mục đích giải thích những kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm chương 2.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LI NHUẬN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2025

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” nhằm phát triển hệ thống các TCTD đa năng, hiện đại, hoạt động an tồn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ,loại hình cĩ khả năng cạnh tranh hơn.

Vì vậy, mục tiêu từ nay đến năm 2015, cần tập trung lành mạnh hĩa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an tồn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng; phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 01 - 02 ngân hàng thương mại cĩ trình độ tương được với các ngân hàng trong khu vực.

Cũng theo Quyết định này, việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD và từng TCTD được đánh giá là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục những khĩ khăn, yếu kém và chủ động đối phĩ với những thách thức để các TCTD khơng ngừng phát triển một cách an tồn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mớị Bên cạnh đĩ, Chính phủ khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các bên cĩ liên quan theo quy định của pháp luật; khơng để xảy ra đổ vỡ và mất an tồn hoạt động ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước.

Ngày 31 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “thành lập cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Theo đĩ, mục tiêu của việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, gĩp phần tháo gỡ khĩ khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an tồn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay, kiểm sốt cĩ hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng để gĩp phần thực hiện thành cơng mục tiêu của "Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" được ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an tồn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã hộị

3.2. Các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Nếu như những năm trước khủng hoảng người ta phải lo ngại về việc tăng trưởng nĩng của hệ thống, trong những năm gần đây, mức tăng trưởng lại nguội và các ngân hàng phải ì ạch tìm hướng tăng trưởng. Lợi nhuận chính của một số ngân hàng vẫn là từ hoạt động cho vaỵ Việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh trong năm 2012. Kết quả nghiên

cứu cũng cho thấy cho vay càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng lớn. Vì vậy, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là điều cần thiết. Để làm được điều này, địi hỏi phải cĩ sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mạị

3.2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước

NHNN cần thu hẹp trần lãi suất tiền gửi theo hướng khuyến khích NHTM huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Bên cạnh đĩ, cơ quan này cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng thơng tư hướng dẫn về thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xây dựng thơng tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm, tháo gỡ các khĩ khăn, vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm, cơng chứng và hợp đồng giao dịch bảo đảm… Nếu những rào cản pháp lý này sớm được tháo gỡ, cùng với sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM, kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt lên và khởi sắc ngay trong tương laị Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc tháo gỡ khĩ khăn thị trường tiền tệ đã được NHNN chỉ đạo quyết liệt, vấn đề cịn lại là sự quyết tâm của các NHTM.

3.2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại

NHTM cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào những kỳ hạn dàị Cĩ như thế, các tổ chức này mới cĩ vốn để cho vay kỳ hạn dài, đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp.

Hiện tại, nhiều NHTM đang đối mặt với áp lực cạnh tranh nguồn vốn huy động, nhất là với các NHTMCP. Cho nên, vẫn cĩ một số NHTM lách, giữ lãi suất huy động kỳ hạn ngắn 8%/năm. Tuy vậy, do cạnh tranh huy động vẫn diễn ra mạnh mẽ nên tổng chi phí vốn đầu vào của các NHTMCP vẫn cịn

caọ Đĩ là lý do nhiều NHTMCP chưa thể giảm nhanh lãi suất cho vay, nhất là đối với dư nợ cũ. Việc giảm lãi suất cho vay cũng là yếu tố cần thiết để thức đẩy tăng trưởng tín dụng.

Thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để cĩ điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khĩ khăn với khách hàng vaỵ Khơng được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí quy định tại Thơng tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Thống đốc NHNN.

Ngồi ra, các NHTM cũng cần tạo các sản phẩm mới cũng giúp ngân hàng mở rộng nhĩm đối tượng khách hàng tiến tới cung cấp sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, đồng thời, giúp tăng trưởng mức tín dụng cá nhân và tăng khả năng bán chéo sản phẩm, gia tăng nguồn thụ

Điều đáng chú ý ở đây là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cần phải thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Đây là thách thức khá lớn khơng chỉ riêng TCTD nàọ Để tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cĩ thể thực hiện một biện pháp đơn giản là nới lỏng chính sách tín dụng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ đẩy các ngân hàng đi vào bánh xe cũ là nợ xấu tăng cao - một vấn đề nhức nhối cho tồn hệ thống ngân hàng.

3.2.2. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu

Nợ xấu đang là vấn đề nan giải cho tồn hệ thống ngân hàng. đây là vấn đề cần được thực hiện khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ trong tồn hệ thống ngân hàng.

Để giải quyết nợ xấu một cách triệt để, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấụ Điều mấu chốt trong vấn đề xử lý nợ xấu là phải bảo đảm cơng khai, minh bạch, đúng pháp luật, tránh để xảy ra ngược chiều trong quá trình xử lý nợ xấụ

3.2.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước:

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an tồn vốn và giới hạn cấp tín dụng, khơng cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ.

Rà sốt, hồn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an tồn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và quy định về an tồn hoạt động tín dụng.

3.2.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại

Các NHTM cần thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đúng và đầy đủ, đặc biệt là nợ nhĩm 5 theo quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Phải rà sốt, đánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo đảm, để xác định giá trị hợp lý và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm để tạo nguồn xử lý nợ xấụ

Việc Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời được xem là động lực mới để xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng. Song VAMC cũng chỉ là một cơng cụ, khơng thể giải quyết được hết mọi vấn đề liên quan đến nợ xấu nên xử lý nợ xấu về cơ bản vẫn là trách nhiệm của từng TCTD. Đây là tư tưởng các TCTD cần quán triệt để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cũng như tìm ra các biện pháp hài hịa nhằm giảI quyết nợ xấu một cách triệt để.

3.2.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiền gửi càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm. Đây là điều mới nghe qua cĩ vẻ vơ lý khi các ngân hàng đang cạnh tranh gây gắt để huy động vốn nhưng kết quả này phù hợp trong thời gian quạ

Các ngân hàng cần tránh việc chạy theo lãi suất để huy động tiền gửi với lãi suất cao và cho vay với lãi suất thấp vì điều này sẽ làm giảm lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vaỵ Thay vào đĩ, các ngân hàng cĩ thể tăng cường các dịch vụ tiện ích cho khách hàng để cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng.

Cần hồn thiện các quy định liên quan đến huy động (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần cĩ cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước

hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi cĩ các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.

Trong điều kiện lãi suất bị khống chế ở mức trần, các ngân hàng muốn huy động được tiền gửi từ khách hàng cần tích hợp thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm của mình như gửi tiền tiết kiệm qua internet, nộp tiền qua hệ thống máy ATM, khả năng liên kết, chuyển dịch tiền gửi giữa các loại tài khoản khác nhau của cùng một khách hàng, kết hợp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và sản phẩm bảo hiểm; ngồi ra các ngân hàng cũng nên điều chỉnh giờ giấc làm việc, tăng thêm giờ làm ngồi giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Bên cạnh đĩ, cơng tác marketing, tuyên truyền qua thơng tin đại chúng, qua các hoạt động xã hội cũng làm cho của hình ảnh ngân hàng cĩ vị trí tốt đẹp hơn trong lịng khách hàng, tạo thêm niềm tin cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)