Rủi ro đạo đức cần được quan tâm đúng mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam

3.2.9. Rủi ro đạo đức cần được quan tâm đúng mức

Rủi ro đạo đức xảy ra trong hệ thống ngân hàng đã và đang là vấn đề được quan tâm rộng rãi trong thời gian gần đâỵ

Rủi ro đạo đức xuất phát từ nhiều đối tượng. Nĩ xảy ra khi nhà quản lý hay bộ phận nhĩm cán bộ quản lý đã cĩ quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn khơng đủ điều kiện và đã được cán bộ thẩm định ghi rõ là khơng duyệt, nhưng vì lý do lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhĩm cán bộ quản lý đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp thức hố hồ sơ, thậm chí cịn yêu cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạọ

Rủi ro đạo đức cũng xuất phát từ phía nhân viên ngân hàng khi giao dịch với khách hàng. Thường thấy nhất là hành vi nhận hối lộ của khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro, cố ý gây khĩ cho khách hàng để nhận bồi dưỡng... Hoặc nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm, khơng nắm bắt và tìm hiểu thơng tin liên quan đến khoản vay một cách chính

xác, thiếu thận trọng trong phân tích diễn biến thị trường liên quan tới khách hàng kinh doanh…

Việc ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nới lỏng quá mức các chính sách đầu tư và tín dụng nhằm đáp ứng và nắm bắt cơ hội thị trường mà bỏ qua các nguyên tắc cơ bản trong việc thẩm định, giám sát và đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với khách hàng trước và trong khi sử dụng vốn. Ngân hàng đầu tư, cho vay quá mạo hiểm; cấp tín dụng quá tập trung, thiếu các chính sách cho vay, thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ và khoa học cũng là những nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp như: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã giĩng lên hồi chuơng báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh nhiều ngân hàng đã xây dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức để áp dụng trong ngân hàng. Thế nhưng những bộ quy chuẩn này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả bởi các quy định này vẫn chỉ chung chung chứ chưa đi vào bản chất của vấn đề. Do đĩ, để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn, trong đĩ cĩ quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đĩ là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro cĩ thể xảy rạ Hơn nữa, vấn đề đạo đức cũng cần được xem là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả cơng việc) của từng nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)