31 Kênh tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 43 - 44)

Ammer & ctg (2016), khi nới lỏng chính sách tiền tệ tại một quốc gia sẽ làm giảm lãi suất trong nước sở tại so với lãi suất nước ngoài, đồng thời làm giảm giá đồng nội tệ Điều này, đến lượt nó, sẽ thúc đẩy cán cân thương mại (cán cân xuất nhập khẩu) trong nước và do đó làm tăng sản lượng quốc gia Đồng thời, hành động trên cũng sẽ ảnh hưởng làm hạ thấp cán cân thương mại và sản lượng của các đối tác thương mại của nước này Đây là một hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu thuần túy, nghĩa là, chuyển các khoản chi từ nước ngoài về trong nước Hiệu ứng như vậy là đặc điểm chính của mơ hình Mundell-Fleming về các tương tác chính sách tiền tệ quốc tế và tạo ra cơ sở lý luận

cho quan điểm rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ tạo ra tác động bào mòn đối với các nền kinh tế nước ngoài

Punzi & ctg (2017), trong điều kiện nới lỏng tiền tệ, các dòng danh mục đầu tư phát sinh từ sự chênh lệch về tăng trưởng và lãi suất đã dẫn đến sự mất giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ bao gồm cả đồng đơ la Hoa Kỳ Với tình trạng chiếm ưu thế của đồng đơ la Hoa Kỳ vì là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn được nắm giữ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới sự tác động của việc nới lỏng CSTT Hoa Kỳ và đặc biệt là sự mất giá của đồng tiền này so với các đồng tiền khác, đối với các nền kinh tế mới nổi có thể trở nên bất lợi Hơn nữa, áp lực tăng giá đối với các loại tiền tệ của các thị trường mới nổi đã tồn tại trong các chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, do đó có thể đã tác động gây hại đến các thị trường mới nổi (làm giảm khả năng cạnh tranh giá xuất khẩu, làm giảm xuất khẩu và làm suy yếu triển vọng tăng trưởng) dựa trên nền kinh tế của họ về xuất khẩu và/hoặc nơi tiền tệ được ghìm chặt vào đồng đơ la Hoa Kỳ (Chen et al, 2012)

Lavigne & ctg (2014), các luồng danh mục đầu tư có thể dẫn đến việc đồng đô la Hoa Kỳ giảm giá Điều này sẽ tác động đến nhu cầu của Hoa Kỳ đối với hàng hóa và dịch vụ do nước ngồi sản xuất so với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước (tức là hàng hóa từ nước ngồi đắt hơn tương đối so với trước đây và người ta có xu hướng gia tăng mua đối với hàng hóa tại Hoa Kỳ sản suất, làm nhập khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng giảm) Do đó, xuất khẩu của các thị trường mới nổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w